Thị trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải cung cấp được sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nguyên lý chung: khi doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý chất lượng tốt sẽ tạo ra được những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt. Như vậy, muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, hiệu quả cao, tổ chức/ doanh nghiệp phải quản lý chất lượng.
Doanh nghiệp cần kiểm tra sản phẩm của mình trước khi giao chúng cho đối tác hay khách hàng để tránh bất kỳ lỗi hay sự bỏ sót nào, bao gồm cả tiêu chuẩn bắt buộc và những yêu cầu của khách hàng. Đây là hoạt động quan trọng có trong quản lý chất lượng.
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch và tổ chức tất cả các hoạt động để đảm bảo rằng sản phẩm của mình là ổn định và đúng với những gì Lãnh đạo đã vạch ra. Do đó doanh nghiệp cần theo dõi và kiểm soát những hành động này như một phần có trong quản lý chất lượng.
Tình hình nhân sự thay đổi nhiều, cán bộ cũ nghỉ, thay thế bằng nhân sự mới được tuyển dụng. Nhưng người mới này không thể làm công việc đó như người cũ ngay được, dễ tạo ra những sản phẩm lỗi, không phù hợp, gây mất thời gian và tiền bạc. Để tránh trường hợp này, doanh nghiệp phải sử dụng hệ thống văn bản như quy trình làm việc, hồ sơ, biểu mẫu ghi chép. Đây là trọng tâm của quản lý chất lượng.
Nhân viên có thể không hiểu hoặc không tuân thủ những quy định nội bộ của doanh nghiệp về an toàn, vận hành, bảo trì thiết bị hay xử lý các sự cố liên quan. Những thiết sót có thể dẫn đến tình trạng phá sản của doanh nghiệp và cách khắc phục là phải quản lý chất lượng.
Cần lưu ý rằng những lợi ích có được từ quản lý chất lượng có thể sẽ mất mát nhiều nếu như không tiến hành quản lý một cách hệ thống và khoa học. Cách tốt nhất là áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng đã được quốc tế thừa nhận, như ISO 9001, ISO 14001 và biết các công cụ để cải tiến chúng, như: vòng tròn PDCA, 5S, Kaizen.