Kết
quả của một người, sẽ nói lên tất cả
1. Lượn một vòng các
công ty ăn nên làm ra, thấy vắng hoe. Họ đi
thị trường hết trơn hết trọi, lúc
gặp gỡ nhau là
họp hành. Còn những công ty thoi thóp
hay phát triển lèo
tèo dăm
ba phần trăm một năm và mãi mãi không chịu lớn, mãi mãi nằm ở nhóm nhỏ và siêu nhỏ và vừa vừa, thì thấy
nhân viên lẫn
sếp,
ngồi nhìn màn hình từ sáng tới tối. Công ty 10 người thì cả 10 ngồi nhìn máy tính đắm
say.
Máy tính chỉ là một công cụ trong bao nhiêu công cụ để làm ăn thôi, đâu phải ngành
IT đâu mà ngồi nhìn miết trong đó. Chưa kể là mở cửa sổ chát, thấy sáng đèn hết, "hi" 1 cái là "hi" lại liền. Việc
giao tiếp với nhau bằng 1 cuộc điện đàm hay 1 lần gặp gỡ, vẫn
hiệu quả hơn chat chứ nhỉ? Hay
bạn chỉ thích dùng
ngôn ngữ viết hơn, tốc độ gõ và
đọc sao nhanh bằng nói và nghe
được? Nó sẽ làm chậm
năng suất lao động.
Lúc gặp gỡ nhau, lúc ở VP, là bàn bạc thảo luận với nhau. Số liệu đem ra phân tích, nghĩ cách nghĩ
phương pháp. Còn lại, đã làm
kinh doanh thì phải lao ra đường mà làm. Hiệu quả của face-to-face gấp chục lần 1 cái thông tin bằng chữ viết vô
hồn. Một cuộc
điện thoại hay
video call có
giá trị gấp vạn lần tin nhắn và chat. Cần văn bản thì
gửi email, là xong.
Mình thử nhắn messenger
cho một công ty ăn nên làm ra, "tui muốn lấy cái vé MB đi...." thì bạn nhắn lại "dạ cho em xin số ĐT để bên em tư vấn ạ". Còn tương tự cho một công ty lèo tèo, thì thấy nhân viên nhắn lại "Dạ ngày mấy ạ, dạ mấy người ạ, dạ x dạ y,..." phải cả chục tin nhắn mới ra 1 cái thông tin. Tốn
thời gian.
Quản lý dở quá dở.
2. Xưa có lần mình thử nhắn
hợp tác đầu tư vào một công ty có quản lý
giỏi, thấy bạn gọi lại liền, xin cái hẹn
làm việc. Mình giả bộ nói đang ở nước ngoài, bạn xin cái hẹn gọi video call, ngày gọi thấy vô phòng làm việc, xung quanh có đầy đủ các ban bệ, cần thông tin gì về
tài chính, có người cung cấp liền, cần thông tin về sản xuất hay
nhân sự, có người cung cấp liền. Bạn nói, nếu anh ở
Việt Nam thì bên em sẽ đến gặp
nói chuyện ngay. Thấy giỏi quá giỏi. Khen. Nể. Hèn gì hiệu quả, doanh số và
lợi nhuận tăng đột phá, không có lèo tèo 5 hay 10% mà là gấp 5 lần qua từng năm.
Một người làm việc, đã tới mức lao động
trí óc rồi thì đâu có ai theo nhắc nhở. Lúc đó
tự do làm việc, ai
sống theo
bản năng thì sẽ chat chit vô bổ, đọc tin tức vô bổ, quan
tâm đến những điều vô bổ, tốn thời gian vô bổ. Còn ngược lại, người có
kỷ luật và
ham làm sẽ khác.
Kết quả sẽ nói lên tất cả. Kết quả
xấu là
do mình xao nhãng trong
công việc mà thôi.
Giống như 1 người
học ngoại ngữ vậy. Ai luôn được
cha mẹ thầy cô nhắc nhở, học chưa, học chưa, tui dò bài nha,
chuẩn bị kiểm tra đó....thì 100% đứa đó không học khá được, vì nó không ham học, sâu trong tâm khảm nó không thấy thích. Đứa tự động thấy ham chữ ham
nghĩa, trong đầu nó thôi thúc tìm kiếm
cái mới, luôn thích thú với cái mới, biết thêm cái mới so với hôm qua, nó sẽ
tự giác học xong mới chơi. Người nói lưu loát 2-3
ngoại ngữ chẳng hạn, đó là một
quá trình khổ luyện của riêng họ, rất nể trọng. Còn lại, học chỉ là việc tốn
tiền và thời gian,
ước mơ chỉ là
mơ ước mà thôi. Đầu tư là
lãng phí.
Việc
học ngoại ngữ cũng y chang như
kiểm soát cơ thể. Sự cân đối khoẻ mạnh của cơ thể là một quá trình rất kỷ luật và
bản lĩnh thắng bản năng. Ai có cơ thể cân đối, thì chắc chắn họ là người kỷ luật, kiểm soát được
ham muốn. Khi đi làm, người mà
yêu đương ở chỗ làm là người rất bản năng, không có bản lĩnh. Người ham làm sẽ biết, đấy là chỗ làm việc,
tập trung vào làm việc, không xao nhãng chuyện
riêng tư. Yêu đương, ra chỗ các hoạt động
xã hội khác mà yêu. Chỗ kiếm ăn mà, yêu đương
khóc lóc
giận hờn thì sao làm
tốt được.
Kết quả sẽ nói lên bạn là ai. Không phải VÌ, TẠI, BỞI,
DO thị trường, do công ty hay bất cứ yếu tố nào bên ngoài cả.
Do bạn hết đấy, bạn biết chưa. Bạn chỉ có bản năng, hay bạn còn có bản lĩnh?