Chuyện là vầy.
Ms Kiều đang ở lầu xanh thì gặp Sinh (Mr
Thúc Sinh) và phát sinh
tình cảm. Mr Sinh bản tính
nhát gan,
vợ cả Thư (Madam
Hoạn Thư) hỏi mấy lần có quen ai thì nàng sẽ đi cưới về
làm vợ lẽ
cho, nhưng Sinh quanh co giấu diếm, thích lén lút (
bản chất của người
đàn ông hèn thường thích làm những điều không
minh bạch,
công việc lẫn
cuộc sống đều thậm thụt lén lút giật mình). Mdm Thư tổ chức bắt Kiều về thành người hầu trong
nhà, đổi tên thành Hoa Nô. Thư bắt Hoa Nô bưng đèn cho
ngồi ăn cơm, rồi quỳ xuống dâng rượu, rồi đánh đàn mua
vui. Kiều
buồn quá nên gảy 1 khúc đàn rất buồn
não ruột:
"Bốn dây như
khóc như than.
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
Cùng trong một tiếng tơ đồng.
Người ngoài
cười nụ, người trong khóc thầm!"
Mr Sinh nghe thì nước mắt rơi, Mdm Thư liền la lớn "không
được đánh đoạn nhạc buồn đó nữa, nhà tao đang vui nha mậy". Mdm Thư luôn diễn kịch với các cao trào
gặp gỡ bất ngờ, với những
lời nói cay nghiệt để hả hê trị
chồng. Sau Thư cho Kiều xuất gia, ra Quan Âm Các ngồi chép kinh. Sinh lén lút
sang gặp,
Thư tình cờ đến, khen chữ Kiều
đẹp rồi khoác tay chồng đi về. Thấy mệt, Thư bèn thả Kiều, không chính thức thả mà
cho đi trốn không bắt lại, chừa đường sau này, nếu có gặp lại nhau thì Kiều cũng một chút mắc cỡ. Trong những tháng ngày ở đấy, Thư chưa bao giờ thể hiện nàng biết quan hệ giữa 2 người.
Sau khi vô lầu xanh lần
thứ 2, Kiều được Mr Từ Hải cứu, và trở thành lệnh bà, đệ nhất phu nhân của một vùng.
Quyền bính trong tay, Kiều
bắt đầu báo ơn báo oán, sai người đi bắt hết những người từng hại nàng để xử tội, mời hết những người từng cứu nàng tới để
báo đáp. Kiều tự mình thực hiện luật nhân-
quả, karma cho nhanh chứ không đợi trời xanh. Với những người khác thì nàng trị tội hình, nhưng tới Thư thì Kiều bắt đầu lấy
tài trí của mình ra,
đối xử y hệt như xưa, chỉ khác là đổi vai. Kiều đon đả
xin chào tiểu thư, không ngờ cũng có ngày gặp lại nhau, ở vị trí này cũng thật là oan trái. Kiều khen Thư là:
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”.
Đáp lại, Thư nhỏ nhẹ nhắc khéo Kiều về việc cho nàng đi ra Các để viết kinh, rồi đoạn đi trốn mà không đuổi bắt lại "Nghĩ cho khi các viết kinh. Với khi khỏi cửa - dứt tình chẳng theo". Kiều chợt
nhớ vụ mình có
ăn cắp một ít
tiền bạc nhà Thư khi chạy trốn, nên thấy ngượng. Thư không nói vụ ăn cắp, vì
sợ Kiều bẽ mặt, chỉ nhắc sơ vậy thôi. Thư chỉ nói về bản thân mình, "rằng tôi CHÚT PHẬN ĐÀN BÀ,
ghen tuông thì cũng người ta thường tình, chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai". Sau màn
bào chữa tuyệt vời đó, Hoạn Thự khấu đầu xin lượng thứ, bảo giờ mình là
cá nằm trên thớt, nàng đã là phu nhân cao quý, quyết sao cũng được. Kiều nghe vậy nên tha bổng, mình cũng là người
đẳng cấp, nếu làm quá thì sẽ "thành người nhỏ nhen".
Thư là người duy nhất được Kiều tha vì màn tự bào chữa xuất sắc, Kiều vẫn cho rằng Thư là người
phụ nữ tài năng và rất đời.
Người xưa, khi nói về cái ghen của phụ nữ, có câu "ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng
hay ghen chồng". Nhưng đó là ngày xưa, bây giờ nhiều ớt đâu có cay (ớt chuông Đà Lạt chẳng hạn), nên bây giờ gái sang chẳng thèm ghen nữa. Gặp mấy thằng tào lao, hèn hèn như Thúc Sinh là Next, please! (mời đi, mời người khác đến). Chỉ còn gái kém
tự tin, phụ thuộc
tiền bạc thì mới sợ
mất, mới
tranh giành, mới ghen. Vớ vẩn là cho lên đường ngay, không tốn nước mắt khóc lóc van xin tình cảm. Bỏ xong thì đi spa
làm đẹp, đi
du lịch vui chơi.
Giỏi nữa thì về quê mở nhà máy xí
nghiệp xuất khẩu lấy đô la, Tây Tàu nó bu theo, tha hồ chọn, toàn
doanh nhân quốc tế xịn.
Trí tuệ dùng để
kiếm tiền, đấu trí giành chồng như cái Thư trong đoạn văn trên thì hơi uổng. Mắc mớ gì
tự ti với "chút phận đàn bà", phải là quý bà, là doanh nhân ngàn tỷ Madam Thư, Madam Kiều. Phụ nữ thời nay không quánh ghen, chỉ quánh phấn quánh son quánh tennis quánh golf quánh tay lái
ô tô chạy trên những cung đường ven biển miền Trung đẹp lộng lẫy, nhè nhẹ đạp ga và hát:
Rằng tôi chút phận quý bà
Triệu đô là cũng người ta thường tình.