Những mái đầu bé nhỏ

12/07/2019   5.622  4.93/5 trong 7 lượt 
Những mái đầu bé nhỏ
Khi người ta không có tâm hồn và tầm nhìn xa, cuộc đời sẽ được dẫn dắt bởi tiền.


Năm nay, nhiều farm (trang trại) ở miền Bắc Israel từ chối nhận sinh viên Việt Nam sang thực tập nông nghiệp (năm nay các bạn đi chủ yếu là đến miền trung/miền nam Israel). Hôm bữa trong hội chợ Hortex Việt Nam, gặp một chủ doanh nghiệp người Israel với tài sản công ty lên tới 120 triệu đô la Mỹ, hoạt động đa ngành, trong đó có ngành nông nghiệp ở miền bắc Israel, ông nói cũng thấy nản quá nản. Sinh viên VN ưa phàn nàn quá, mở miệng là nói bóc lột, mặc định là giới chủ bóc lột người làm trong khi đó là mối quan hệ cộng sinh. Nhà nước quy định lương tối thiểu như vậy và tụi tao trả đúng như vậy, không sai luật là được. Còn mày thấy không đúng giá trị thì mày có thể từ chối không làm, chứ không nên vừa làm vừa thái độ không tốt, tinh thần không tốt. Thị trường lao động tự do, chứ có bắt buộc đâu, mày có thể từ chối và về nước để làm nếu mày thấy giá trị mày cao hơn, ai đó trả mày lương cao hơn. Ông nói, cùng mức lương đó, công nhân Thái làm tốt gấp đôi thực tập sinh Việt, vốn là các sinh viên đeo kính cận, tay chân loèo ngoèo. Một cái bếp, 20 sinh viên Campuchia chỉ có 10 cái nồi, nhưng 10 sinh viên VN có tới 20 cái nồi, đấu tranh đòi mở rộng chỗ. Năng suất lao động thì thấp, mà phàn nàn chê bai thì nhiều, nên năm nay farm ông tăng chỉ tiêu nhận sinh viên các nước Thái, Cam....và từ chối sinh viên Việt.
 
Nhưng ông tâm sự cái đó không quan trọng, lý do chủ yếu là ông có tham gia giảng dạy mấy khoá về cách mở doanh nghiệp cho các thực tập sinh nông nghiệp Việt Nam sang đó và cả lớp thạc sĩ về quản lý nữa, nhưng "thất vọng vì chưa thấy đứa học trò Việt Nam nào như kỳ vọng". Phần lớn các bạn rất lanh lợi nhưng đầu óc nghĩ nhỏ nên việc trang bị các kiến thức kia, hướng dẫn về khởi nghiệp làm ăn không có ích lợi gì. Họ đi Israel 1 năm về nước, người có tiếng Anh giỏi thì xin đi Úc đi Mỹ tiếp để lao động chân tay, tìm cách ở lại, số còn lại ở Việt Nam đi làm cái gì đó & không có thành tựu gì lớn lao. Nên ông không dạy nữa, thấy không có ích cho cả hai. Người Việt thông minh, tinh anh, lanh lợi, nhưng đa số NGHĨ NHỎ, NGHĨ NGẮN, nên trong đầu luôn có chữ XA, ĐẮT, thấy cái lợi trước mắt mới học, mới làm, ăn xổi ăn liền chứ không đầu tư với tầm nhìn 20 năm, 50 năm....
 
Ad chợt nhớ đến lớp MBA của mình ở Mỹ, học xong thì các bạn người Mã người Thái người Hàn người Indo....về nước hết để khẳng định bản thân, đóng góp cho đất nước, chỉ có các bạn người Việt người Ấn Độ và người Philippines trong lớp mình thì tìm cách ở lại. Đến độ có lần ông giáo sư Mỹ phải nói "trường ĐH này chuyên đào tạo tinh hoa, nhận thức và suy nghĩ lớn, đào tạo làm tướng làm tá làm soái trong kinh tế. Các anh chị nên về nước để làm cái gì đó lớn lao giúp đỡ muôn người, góp phần tăng lượng tỷ phú đô la cho dân tộc các bạn. Nước Mỹ hào nhoáng thật đấy nhưng là do do cha ông chúng tôi mấy trăm năm nay gầy dựng, mở cơ sở kinh tế sản xuất chế tạo cái này cái kia. Bây giờ các bạn về, với những gì nhìn thấy ở nước Mỹ, bắt tay vô làm cho quê hương các bạn đẹp hơn nước Mỹ đi. Để trăm năm sau, con cháu các bạn được hưởng thành quả của các bạn hiện tại". Ổng nói vậy mà không mấy ai hiểu vì khi chủ nghĩa cá nhân tràn ngập tâm trí, thì người ta chỉ có thể nghĩ được lợi ích của cá nhân, của gia đình họ mà thôi. Hoặc cũng không đủ tài, đủ trí, đủ thích nghi và chịu cực để làm nên đại nghiệp, ba bữa gặp khó khăn nản chí lại chạy đi qua bển xin việc tiếp. Các bạn ở tỉnh lên Sài Gòn Hà Nội cũng vậy, xong chê quê nghèo, không về, ở lại "lê la bám thành phố để ngửa tay xin người ta cho việc". Có tiền có kinh nghiệm, cũng không trở về quê đầu tư, vì mãi ham ly bia và lẩu cá kèo ở bờ kè nước đen ngòm nồng nặc mùi nước thải, và cũng vì tầm nhìn chỉ có thế, không khá hơn.
 
Gần 100 năm trước, lúc dân số nước ta mới có 25 triệu, nhà thơ Tản Đà than thở "Dân hai lăm triệu ai người lớn. Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con" để nói về tư duy nông nổi, non nớt của nhiều người, sự trưởng thành chậm quá. Một đứa trẻ Việt Nam 22 tuổi chỉ tương đương 1 đứa trẻ 18 tuổi ở phương Tây hay Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel về nhận thức và ý thức. Một người trẻ Việt 22 tuổi may ra mới hết ngửa tay xin tiền mẹ cha và dám quyết định cuộc đời riêng của mình.
 
Còn nhà thơ Chế Lan Viên từng than thở vì người Việt, nói cái gì, làm cái gì, nghĩ cái gì cũng hẹp, cũng cho riêng mình. Đường làng hẹp và quanh co. Đường phố cũng vậy, lại thêm nhiều ngõ nhỏ hẻm nhỏ ngách kiệt bé tí tí. Nên văn hoá xe máy và nhà ống ngang vài mét, là quốc gia duy nhất có thị trường bất động sản "phân lô bán nền". Kinh tế VN phát triển chậm là do văn hoá của người Việt tạo ra tỷ lệ người nghĩ lớn/làm chủ/tự chủ/cho việc trên dân số quá ít ỏi. Sản xuất quá ít so với nhóm người buôn qua bán lại. Nền kinh tế trên vai những gánh hàng rong, những sạp hàng, những cò đất....thì không thể là nền kinh tế hùng mạnh.
 
Khi người ta không có tâm hồn và tầm nhìn xa, cuộc đời sẽ được dẫn dắt bởi tiền. Tiền choáng ngợp tâm trí nên đi du lịch cũng nghĩ về giá tour, tìm cách ăn uống cho lại tiền, làm cho công ty du lịch và chủ resort bớt giàu đi. Bản thân không enjoy, không thưởng lãm thắng cảnh và văn hoá của vùng đất mới, đầu óc trở nên bần tiện, thái độ kỳ cục vô cùng, không giống ai hết. Nói để ai nhận ra thì nhận, sau vài chục năm ngắn ngủi, tất cả chúng ta sẽ rời trái đất. Cái này phải là những mái đầu lớn, rất lớn, mới thấm thía. Còn lại thì sẽ thấy tầm phào. Nếu đến lượt họ, thì họ cũng sẽ chọn lợi ích cho cá nhân mình. Mà khi chọn lợi ích cho mình, cho gia đình, cho vợ cho con...thì vòng tròn cuộc đời rất nhỏ, di sản để lại cho nhân loại không có gì ngoài tấm bia mộ hưởng dương chừng ấy tuổi.
 
"Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng (chỉ) trong 1 tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn"
 
Bù khú đêm đêm với những ly cồn
Phấn đấu một đời với đất-nhà-xe-cộ
Mình sắm chiếc xe cho người ta ngưỡng mộ
Và họ khen giàu, khi mình có vài miếng đất phân lô.....
 
Còn gì nữa không, nói dạ hết, đời chỉ thế, rồi ăn, ngủ tới già và chết. Đi mới biết anh Dũng và dì Nhung cũng từ tay trắng, rồi lao động cật lực, dồn hết để đầu tư vô canh bạc cuộc đời, vay mượn thế chấp để làm,business này, mức hàng triệu đô chứ không phải triệu VND. Họ không có ĂN số tiền triệu VND để 1 nhóm tào lao bí đao điên tiết lồng lộn đòi lại ở bờ sông Hàm Luông như ở mấy tour trước. Khộ quá khộ, không có ai quan tâm mấy đồng bạc lẻ của mình đâu, người ta tổ chức đi là vì mong muốn thế hệ sau mở rộng tầm nhìn, làm tốt hơn cho quê hương đất nước, chứ lấy tiền Tây không cũng dư dả rồi. Làm ơn nghĩ lớn và nghĩ lớn giùm.

Quảng cáo

Theo TNBS

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

1 bình luận
No Avatar
bdsicg title=

bdsicg - 07/04/2020 10:51:01

Còn gì nữa không, nói dạ hết, đời chỉ thế, rồi ăn, ngủ tới già và chết.

Thích 0

Bài viết khác

11 luật ngầm chốn công sở bạn nhất định phải biết
Giỏi thôi chưa đủ, biết ý sếp, mọi thứ sẽ dễ thở hơn.

19 nguyên tắc sống nhất định phải biết dù không ai dạy bạn
Ai cũng muốn mình thành công hơn trong cuộc sống nhưng rất ít người hiểu được những chân lí và nguyên tắc sống đúng đắn, bởi chúng không được dạy trong trường học mà bạn phải tự minh trải nghiệm và xã hội sẽ giúp bạn hiểu ra.

Chuyện tiền chuyện bạc (bài 3)
Cách đây khoảng chục năm, Tony đi công tác ở Anh, ông khách hàng nhờ cầm giùm 2000 đô qua đưa cho con gái đang du học bên đó. Lúc đưa, ông bỏ vô cái phong bì dán kín và ghi tên con gái ở ngoài.

Dượng Tony

Có thể bạn cần

Làm thế nào để trở thành người vui vẻ và hạnh phúc?

Làm thế nào để trở thành người vui vẻ và hạnh phúc?

Có một thanh niên 16 tuổi đến bái lạy một vị thiền sư cao tuổi với vẻ mặt u sầu và thất vọng. Anh ta hỏi vị thiền sư: “Thưa ngài, con phải làm thế nào mới trở thành một người vui vẻ hạnh phúc ạ? Và làm thế nào mới có thể đem lại niềm vui cho mọi người?”

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ