Câu chuyện thứ nhất: Vua Yudhisthira và người ăn xin
Ngày xưa, có một người
ăn xin đến gặp vị vua của vùng đất Indraprastha (thuộc
Ấn Độ cổ đại) tên là Yudhisthira, cầu xin
được giúp đỡ. Khi đó, vua Yudhisthira đang bận nên đã bảo người ăn xin rằng "
Ngày mai hãy đến".
Nghe thấy vậy, người ăn xin đành lầm lũi bỏ đi. Ngay sau đó, Bheema, em trai của vua Yudhisthira đã cầm một chiếc trống lớn và đánh trống một cách điên cuồng. Với mỗi một lần gõ, anh lại bước một bước về phía trước.
Vua Yudhisthira chứng
kiến cảnh này, lấy làm ngạc nhiên lắm, nên đã đi tới hỏi Bheema nguyên
do. Bheema đáp lại: "Anh trai, em vừa phát hiện ra là anh là một
nhà tiên tri, nên em muốn nói cho cả vương quốc biết về chuyện này".
Yudhisthira vô cùng sửng
sốt trước câu
trả lời, nhìn cậu em trai một cách hồ nghi và hỏi lại: "Ý em là gì?"
Bheema mỉm
cười, đáp lời: "Chẳng phải anh vừa bảo người ăn xin ngày mai hãy quay lại
hay sao? Làm sao anh biết ngày mai anh ta vẫn còn sống? Làm sao anh biết ngày mai anh vẫn ở đây?
Mà cho dù cả 2 người vẫn còn sống đi, làm sao anh dám chắc được rằng anh vẫn còn ở vị thế
có thể ban phát thứ gì đó cho anh ta? Anh làm sao biết anh ta có còn cần thứ gì đó của anh hay không? Làm sao anh biết 2 người chắc chắn có thể gặp nhau vào ngày mai?
Đó là lý do em nói anh là nhà tiên tri, và em muốn mọi người ở vương quốc này đều
biết điều đó".
Đến lúc này, Yudhisthira mới vỡ lẽ ngụ ý đằng sau
lời nói của em trai,
vội vàng gọi người ăn xin, lúc này vẫn chưa đi xa quay lại, và cho anh ta
sự giúp đỡ mà anh ta cần.
Lời bàn: Dù là bất cứ ai, chúng ta cũng
không thể nào chắc chắn được chuyện gì sẽ xảy ra trong
tương lai. Chính vì thế, nếu có thể, hãy sống trọn từng khoảnh khắc, chuyện gì làm được thì phải làm ngay, người nào cần giúp, phải giúp ngay, để không còn gì
hối tiếc, phải
ân hận.
Câu chuyện thứ 2: Alexander Đại đế và lời tiên tri của triết gia
Khi Alexander Đại đế (356 – 323 TCN) – một vị vua vĩ đại của Hy Lạp cổ đại đang trên đường tới
chinh phục Ấn Độ, ngài đã
quyết định phải gặp một triết gia Hy Lạp kỳ lạ tên là Diogenes (404 - 323 TCN). Vì đã nghe nhiều câu chuyện về Diogenes nên Alexander rất quan
tâm đến ông ta. Nghe nói ông ta sống bên cạnh một
con sông nên Alexander đã tìm đến đây.
Hôm đó là một
buổi sáng mùa đông. Từng cơn gió lạnh buốt thổi hun hút bên bờ sông, thế nhưng, Diogenes lại cởi trần, nằm trên một bãi cát để tắm nắng.
Là một đấng quân vương, nhưng khi đứng trước Diogenes, vị vua của Hy Lạp vẫn tỏ ra rất
khiêm nhường: "Thưa ông tôi muốn làm điều gì đó cho ông. Có điều gì tôi có thể làm cho ông không?"
Trước vinh hạnh này, Diogenes vẫn tỏ ra
bình tĩnh và đáp lại một câu khiến những người có mặt đều sửng sốt: "Xin ngài đứng tránh
sang một bên vì ngài đang che
mất ánh nắng của tôi. Thế thôi. Tôi không cần gì hơn".
Ấn tượng trước
khí phách tuyệt vời của người
đàn ông kỳ lạ, Alexander lại nói tiếp: "Nếu được tái sinh lần nữa, tôi sẽ xin
Thượng đế cho tôi trở thành Diogenes chứ không phải là Alexander đại đế."
Diogenes
mỉm cười và bảo: "Cái đó thì ngài cần gì xin, vì hiện giờ có ai cấm ngài làm đâu? Ngài có thể trở thành Diogenes mà. Ngài đang định đi đâu thế? Trong nhiều tháng nay, tôi đã thấy các đoàn quân
di chuyển không ngừng. Các ngài định đi đâu và làm gì?"
"Vậy sau đó ngài sẽ làm gì?", Diogenes hỏi.
"Sau đó tôi sẽ
nghỉ ngơi", Alexander trả lời.
Diogenes cười, đáp lại: "Ngài điên rồi, vì giờ tôi đang nghỉ ngơi, và tôi chưa từng chinh phục cả thế giới. Tôi thấy điều đó là không cần thiết. Nếu đến cuối cùng ngài chỉ muốn nghỉ ngơi,
thư giãn thì sao không làm nó ngay bây giờ?
Ai bảo ngài rằng trước khi nghỉ ngơi thì ngài phải đi chinh phục thế giới? Tôi nói ngài nghe, nếu bây giờ ngài không nghỉ ngơi thì sẽ không bao giờ nghỉ ngơi được nữa, vì khi chinh phục xong chỗ này, ngài sẽ lại tiến đến mảnh đất khác. Ngài sẽ
chết giữa cuộc
hành trình của mình".
Alexander đáp lại: "Tôi sẽ luôn
ghi nhớ điều đó, dù hiện giờ tôi vẫn chưa thể làm được nó. Nhưng
cảm ơn lời khuyên của ông".
Thế rồi, Alexander tiếp tục
con đường chinh chiến, và chết khi từ Ấn Độ trở về. Vào trước giờ phút lâm chung, ông đã
nhớ đến Diogenes, trong đầu ông chỉ văng vẳng những lời nói của vị triết gia này, cả
cuộc đời ông đã không được nghỉ ngơi, còn Diogenes thì đã được nghỉ ngơi suốt cả cuộc đời.
Lời bàn: Nhiều khi chúng ta cứ luôn
theo đuổi những
mục tiêu không ngớt trong
cuộc sống, không dám nghỉ ngơi, không dám cho mình một phút giây
tĩnh lặng để nhìn lại bản thân, để rồi có ngày có hối tiếc cũng không kịp.