Cùng điểm qua những dấu hiệu sau nếu mối quan hệ của bạn và người ấy đang trong tình huống đó nhé!
1. Người ấy không còn chú ý đến bạn
Ai cũng có những điểm tốt, mặt xấu riêng của mình. Và một người yêu bạn thật sự sẽ chấp nhận chúng như lẽ thường tình. Khi người ấy đã không còn chú ý đến cách bạn trang điểm, ăn mặc hay dành thời gian lắng nghe bạn than vãn những mệt mỏi trong cuộc sống, công việc nữa thì đó cũng là lúc mối quan hệ của bạn nên chấm dứt.
2. Bạn không thể yêu người ấy như đã từng
Chấp nhận yêu tất cả những gì thuộc về đối phương là chuyện của cả hai bên. Tương tự như khi người ấy không còn yêu và bỏ qua hết mọi vướng mắc trong tính cách, bản thân bạn, bạn cũng cần nhìn nhận lại vấn đề khi bạn không thể yêu người ấy hết mình như lúc trước. Nếu bạn phải là một chuyện gì đó điên rồ tỏng mắt bạn nhưng lại khiến người kia say mê, hãy tự hỏi bản thân điều này: Tại sao bạn cần làm như vậy?
3. Bạn kiệt sức vì phải níu giữ cuộc tình
Tình cảm thường đi kèm với niềm vui, hạnh phúc và yêu thương ngọt ngào. Tuy vậy, không thiếu những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi với những lo toan và trắc trở. Điều hiển nhiên là ai lại chẳng thấy yêu khi ngắm nhìn nụ cười rạng rỡ, dịu dàng của đối phương, nhưng bạn sẽ ra sao khi người ấy đang cáu kỉnh, khó chịu? Trong bất kì mối quan hệ nào, chúng ta cũng cần giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Trách nhiệm ấy thuộc về cả hai bên, chứ không của riêng một phía.
4. Người ấy không còn quan tâm đến cảm giác, mong muốn của bạn
Một người bình thường dĩ nhiên không có khả năng biến mọi mong muốn trở thành hiện thực. Tuy vậy, trong vấn đề tình cảm,nắm bắt và đáp ứng các nhu cầu của đối phương lại rất quan trọng. Người ấy có thể cần lời động viên từ bạn sau một ngày mỏi mệt, và người ấy nên là một điểm tựa vững chắc cho bạn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu đến những điều này mà người ấy cũng không thể cho bạn nữa thì bạn cần nên cân nhắc duy trì mối quan hệ hay không.
5. Cả hai không cùng chung dự định cho tương lai
Bạn đã sẵn sàng để sóng bước cùng người ấy đến hết cuộc đời, nhưng đối phương lại muốn tiếp tục cuộc sống độc thân thêm nhiều năm nữa và không muốn tính chuyện hôn nhân? Thế thì bạn cần xem lại vấn đề nằm ở đâu. Cả hai có thể ngồi lại và trò chuyện thẳng thắn với nhau, tìm ra vấn đề và giải quyết chúng. Sẽ chẳng có gì to tát nếu cả hai không có cùng chung sở thích, nhưng nếu cả hai không dự định đi cùng một hướng thì bạn biết nên làm gì rồi đấy.
6. Bạn nỗ lực giữ gìn mối quan hệ còn người ấy thì không!
Tình cảm hình thành, phát triển theo cách chúng ta quan tâm đến nó. Đôi bên đều cần sẻ chia, đóng góp và nhiều khi, bên này cho đi nhiều hơn bên kia. Tuy vậy, nếu đối phương trân trọng sự hy sinh đó, câu chuyện sẽ không có gì đáng nói. Thay vào đó, mối quan hệ sẽ bắt đầu rạn nứt nếu một bên không dành nhiều thời gian quan tâm, để ý tới người kia nữa.
7. Bạn phải đấu tranh tâm lý để tin tưởng người yêu
Cả hai bên cần tin tưởng đối phương tuyệt đối như cách bạn lựa chọn tin tưởng khi bên kia phạm lỗi mà không cần đắn đo. Sẽ là sai lầm nếu bạn quyết định tiếp tục ở bên người ấy nhưng lại đánh mất sự tin tưởng. Một khi bạn xem trộm tin nhắn điện thoại của người yêu cũng đồng nghĩa với việc bạn nên chia tay thì hơn.
8. Bạn không thấy dấu hiệu khả quan nào cho tương lai
Bất kì chuyện tình cảm nào cũng cần đến thời gian và nỗ lực và nó hoàn toàn có khả năng tiêu tốn của bạn một chặng đường thanh xuân dài hạn. Có thể một đám cưới không là đích đến bạn hướng tới, nhưng bạn chắc chắn mon đợi một cuộc tình hạnh phúc bên cạnh người ấy. Nếu đó là chuyện không thể, hãy mạnh dạn ra đi.