8 lời khuyên dưới đây được lập ra từ những chuyên gia tình cảm trên toàn thế giới để giúp bạn vượt qua tình huống này một cách hiệu quả và đơn giản nhất có thể.
1. Hạnh phúc của bạn không phải là trách nhiệm của nửa kia
Bạn có thường nghe những người đang yêu nói “Anh ấy khiến tớ cảm thấy rất tệ về bản thân mình” hay “Cô ấy khiến tôi rất giận”?
Sự thật là, không một ai có thể khiến bạn cảm thấy một điều gì đó được. Có chấp nhận trách nhiệm về cảm xúc của mình hay không là tùy vào bạn, nhưng đây là phần cực kì quan trọng trong việc học cách điều khiển sức mạnh của bản thân. Amy Morin – nhà công tác xã hội, tâm lí trị liệu và nhà văn, giải thích rằng hầu như tất cả mọi người đều dễ dàng để cho người khác quyết định cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình.
Cô cũng giải thích rằng một trong những cách hiệu quả nhất để nắm giữ sức mạnh bản thân của mỗi người là chấp nhận trách nhiệm về cảm xúc của mình. Khi bạn cứ để
hạnh phúc của mình phụ thuộc vào người khác, bạn không chỉ tự vứt đi sức mạnh của chính mình mà còn đang đặt những mong muốn không thực lên nửa kia. Điều này sẽ khiến mối quan hệ bị đè nặng bởi sự áp lực không cần thiết.
2. Giao tiếp hiệu quả không chỉ dừng lại ở những gì bạn nói
Vấn đề các cặp đôi hay gặp nhất là giao tiếp không hiệu quả. Điều này sẽ dẫn đến cảm giác thất vọng, không hiểu nhau, thiếu thân mật và
tin tưởng.
Tony Robbins giải thích rằng mỗi người có một cách cho và nhận thông tin khác nhau:
Giao tiếp trong quan hệ yêu đương về cơ bản là kết nối và sử dụng các kĩ năng nói, viết và cơ thể để thỏa mãn nhu cầu của nửa kia – chứ không chỉ là những cuộc nói chuyện vặt vãnh. Vài người thích nói chuyện, một số thích đụng chạm và một số khác lại thích quà cáp hơn là những cuộc thảo luận về cảm xúc. Có thể bạn biết kiểu giao tiếp nào phù hợp với bạn, thế nhưng còn kiểu nào sẽ hợp với nửa kia?
Giao tiếp hiệu quả trong tình yêu không chỉ là cách cho đi thông tin mà còn là cách chúng ta nhận lại như thế nào.
Lắng nghe là điều không thể thiếu trong quá trình giao tiếp, điều này chứng tỏ bạn có đang 100% tham gia vào cuộc trò chuyện hay không. Đặt điện thoại xuống, tắt TV đi, tiến tới gần hơn khi nửa kia ngỏ ý muốn nói chuyện với bạn...
Hoàn toàn chú ý vào nửa kia để họ biết rằng họ đang là ưu tiên hàng đầu và những gì họ nói rất quan trọng với bạn. Đồng thời, giải thích rõ rằng bạn đang
lắng nghe họ, bạn hiểu họ muốn nói gì bằng cách lặp lại nội dung cuộc nói chuyện theo cách của bạn.
3. Xác định ngôn ngữ tình yêu của riêng bạn
Chúng ta không chỉ khác nhau về cách giao tiếp mà còn khác về cách trải nghiệm tình yêu nữa. Cách thức cho và nhận tình yêu của bạn có thể hoàn toàn khác với cách của nửa kia. Bởi vì chúng ta thường cho đi tình yêu y như cách đón nhận nó (vì đó là ngôn ngữ tình yêu của chúng ta), thường ta lại không thể hiện tình cảm theo cách mà nửa kia muốn được nhận/cảm thấy được yêu thương.
Tiến sĩ Gary Chapman – nhà diễn giả, cố vấn và tác giả bộ sách The 5 Love Languages, giải thích rằng chúng ta đều có trải nghiệm tình cảm khác nhau, và việc không hiểu được những điều khác biệt sẽ rất dễ dẫn đến sai lầm trong cách thể hiện sự quan tâm đến nửa kia.
Tiến sĩ Chapman gọi những cách thể hiện và đón nhận tình cảm khác nhau này là “5 loại ngôn ngữ tình yêu”. Đó là: Ngôn ngữ Khẳng định, Hành động Phục vụ, Nhận Quà tặng, Quãng
thời gian Giá trị, và Đụng chạm cơ thể. Cuốn sách và bài trắc nghiệm online miễn phí của ông giúp các cặp đôi hiểu nhau hơn.
Mỗi cá nhân có ít nhất một loại ngôn ngữ yêu thích. Một khi bạn và nửa kia biết và ngôn ngữ của nhau, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
4. Tôn trọng
Nền tảng cho những điều chúng ta vừa nêu trên là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bất kì mối quan hệ thành công, khỏe mạnh và dài lâu – Tôn trọng.
Cặp đôi giữ kỉ lục thế giới về cuộc hôn nhân lâu dài nhất, Zelmyra và Herbert Fisher (86 tuổi) nói rằng lời khuyên tốt nhất họ có thể đưa ra là “Tôn trọng, hỗ trợ và giao tiếp với nhau. Hãy trung thành, trung thực và chân thật.”
Trên website loveisrespect.org, tôn trọng được giải thích theo một cách dễ hiểu như sau:
Trong một mối quan hệ khỏe mạnh, cả hai bên đều cân bằng, có nghĩa là không ai nắm “quyền” hơn ai cả. Mỗi người đều được tự do sống theo cách của chính họ, bao gồm cả việc quyết định có chia sẻ những khía cạnh
cuộc sống của họ với nửa kia hay không. Tôn trọng cũng có nghĩa rằng, có khi chúng ta không hoàn toàn đồng ý với nửa kia, nhưng ta sẽ chọn tin tưởng họ và đặt
niềm tin vào quyết định của họ.
Bạn có thể tự hỏi “Cách tốt nhất để thể hiện sự tôn trọng trong một mối quan hệ khỏe mạnh là gì nhỉ?” Loveisrespect.org phân tích rằng tôn trọng không phải là một hành động hay lời nói “một lần rồi thôi”, mà nó phải được thể hiện bằng cách bạn đối xử hằng ngày với người kia ra sao, nhất là khi bất đồng hoặc mâu thuẫn. “Đấu tranh công bằng” là một phần của tôn trọng trong mối quan hệ - khả năng đánh giá và tôn trọng cảm xúc và ý kiến của nửa kia cho dù nó khác biệt với của bạn.
Tôn trọng KHÔNG phải là điều khiển nửa kia hay bắt họ làm những gì bạn muốn. Mà nó là chấp nhận và yêu thương nửa kia, cho phép họ thể hiện con người thật và tự do sống theo cách họ muốn.
5. Có ranh giới rõ ràng
Đặt ra và tuân thủ những ranh giới là điều khác biệt giữa một mối quan hệ khỏe mạnh, hạnh phúc và mối quan hệ độc hại.
Loveisrespect.org giải thích rằng thảo luận về ranh giới với nửa kia là một cách cốt yếu để đảm bảo nhu cầu của cả hai bên được đáp ứng và mỗi người đều cảm thấy an toàn trong mối quan hệ.
Một số ranh giới bạn có thể cân nhắc là:
Bao nhiêu thời gian bạn cần ở một mình
Thời điểm có thể thân mật, gần gũi với nhau
Ai là người bạn sẽ kể về mối quan hệ này
Những gì về nửa kia bạn có thể thoải mái chia sẻ.
6. Biết rõ giá trị của bạn
Tony Robbins giải thích về tầm quan trọng của giá trị bản thân trong cuốn sách Awaken The Giant Within:
Để đánh giá giá trị một điều gì đó có nghĩa là đặt tầm quan trọng vào đó. Mọi quyết định cuối cùng đều sẽ làm rõ những giá trị của nó.
Giá trị mang đến năng lượng và định hướng; chúng là trung tâm của sự khác biệt giữa các cá nhân. Khi bạn biết điều gì là quan trọng nhất với bản thân, thì việc ra quyết định trở nên rất đơn giản – cả quyết định cá nhân và trong các mối quan hệ.
Để bắt đầu tìm kiếm giá trị của bạn, Robbins đề xuất bằng cách trả lời một câu hỏi đơn giản “Điều quan trọng nhất trên đời với bạn là gì?”. Một khi có một list câu trả lời, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.
Ngược lại với bài tập trên là list những điều mà bạn muốn tránh né, sau đó vẫn sắp xếp thứ tự như trên. Những điều này cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hành động của mình và ra quyết định tốt hơn.
Bước quan trọng tiếp theo là hỏi bản thân “Kiểu người nào mình cần trở thành để đạt được những gì mình muốn trong cuộc sống? Để trở thành kiểu người đó, những giá trị bản thân mình nên có là gì? Những giá trị mình cần trau dồi/loại bỏ là gì?”
Hãy nghĩ về mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn khi trả lời những câu hỏi về giá trị ở trên, đặc biệt chú ý khi nó liên quan đến mối quan hệ của bạn. Kiểu người nào bạn cần trở thành để có được mối quan hệ mà bạn muốn?
7. Buông bỏ những thứ nhỏ nhặt
Sau tuần trăng mật, các cặp đôi thường rất dễ rơi vào “vùng an toàn”. Trong vùng an toàn này là những điều như lười biếng, thiếu nỗ lực trong việc hiểu nửa còn lại.
Trong cuốn “Don’t SweatThe Small Stuff – in Love”, tiến sĩ Richard Carlson và vợ Kristine Carlson giải thích cách các cặp đôi có thể tránh những khó chịu nhỏ nhặt hằng ngày và cách để trân trọng lẫn nhau. Những lời khuyên hàng đầu của họ
Hãy buông bỏ – một cách ngắn gọn, ra quyết định để tha thứ, quên đi và tiếp tục sống.
Đừng chấm điểm cho những việc bạn làm và những việc nửa kia không chịu làm.
Cho phép nửa kia được “là con người" – hãy nhớ rằng bạn đang trong một mối quan hệ với một “con người”, và người đó đang làm tốt nhất trong khả năng của họ rồi, và tất nhiên sẽ có sai sót.
Trở nên vui tính– học cách cười đùa và thổi bay những cuộc cãi vã tiềm tàng bằng sự hài hước.
8. Nếu không thể tránh cãi vã, hãy cãi vã một cách công bằng
Không một mối quan hệ nào là hoàn hảo, và một phần của mối quan hệ khỏe mạnh là khả năng thảo luận và đưa thắc mắc với nửa kia để tránh khiến mọi chuyện trở nên rắc rối không cần thiết.
Một lời khuyên vàng từ cuốn “Don’t Sweat The Small Stuff – in Love” là “Don’t fight unless the mood is right” – Đừng cãi vã trừ khi tâm trạng bạn phù hợp cho việc đó. Khi một người nổi giận thì là tâm trạng của họ đang nói chuyện với bạn chứ không phải chính bản thân người đó. Hãy cho nhau khoảng trống riêng tư khi một (hoặc cả hai) người đang trong tâm trạng tồi tệ, và chỉ trở lại cùng nói chuyện khi tâm trạng đã tốt hơn.
Trang Love Engineer với những chuyên gia tình cảm khắp thế giới có một danh sách những điều nên và không nên làm khi cãi vã, bao gồm:
Không tấn công hoặc lăng mạ
Không la hét, ném, đánh hoặc đẩy
Không đổ thừa, chỉ trích hay phán xét
Không im lặng
Nhận trách nhiệm làm những điều bạn có thể để thay đổi hoặc cải thiện mối quan hệ
Nhìn nhận quan điểm của người còn lại
Xem thêm: