Sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm không đúng cách, hiểm họa khôn lường

13/05/2016   3.339  3.17/5 trong 3 lượt 
Sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm không đúng cách, hiểm họa khôn lường
Sản phẩm làm từ nhựa được sử dụng rất phổ biến tại các hộ gia đình để làm vật đựng nước uống, thực phẩm. Chúng được gọi chung là “nhựa”, nhưng thực ra “nhựa” có rất nhiều loại khác nhau sử dụng cho những hoàn cảnh khác nhau. Mua và sử dụng đồ nhựa không đúng cách có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cho bạn và gia đình. Dưới đây là những lời khuyên khi chọn mua và sử dụng đồ nhựa.

Hãy nhìn vào các con số

 
Khi chọn mua đồ nhựa, bạn hãy đọc các thông số trên nhãn mác sản phẩm. Ở dưới đáy các chai nhựa, biểu tượng “Recycle” có các số từ 1-7 biểu thị dấu hiệu phân loại nhựa PETE, HDPE, V, PP…cho biết loại nào ít độc hại, dễ tái chế, một số khác thì không. Cụ thể như sau:
 
Loại nhựa số 1 gọi là PET (polyethyleneterephtalat) khá an toàn, tuy nhiên chỉ nên sử dụng một lần vì mùi vị và vi khuẩn dễ bám lại bề mặt xốp của loại đồ này. Các chai đựng nước khoáng, coca v..v thường là chai nhựa  loại 1, chỉ nên dùng 1 lần rồi bỏ đi, không nên tái sử dụng để đựng nước và chất lỏng khác. Nếu cần giữ chúng lâu hơn, thì cũng không nhiều hơn một tuần và phải tránh xa nguồn nhiệt.
 
Tại siêu thị, một số nhãn hàng thường tung ra chương trình khuyến mại tặng đồ nhựa khi bạn mua sản phẩm của họ, và có rất nhiều là loại hộp đựng thức ăn nhưng được làm từ loại nhựa số 1 – dùng 1 lần – này. Bạn hãy chú ý xem đó là loại nhựa số mấy trước khi bỏ tiền ra mua.
 
Loại nhựa số 2 thường được khuyến khích khi mua bình sữa cho trẻ em, chai đựng nước, bởi chúng là loại nhựa HDPE, ít có khả năng tích tụ vi khuẩn, an toàn cho trẻ nhỏ và đựng thực phẩm.
 
Nhựa PVC (số 3) chứa phthalates (cản trở sự phát triển của hormone và khả năng sinh sản), không an toàn khi gặp nhiệt độ cao, nước nóng… vì thế bạn nên hạn chế việc dùng đồ nhựa này đựng đồ ăn, sữa, nước uống hoặc cho vào lò vi sóng rã đông thực phẩm. Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước… là nhựa PVC.
 
Nhựa số 4 có chứa polyethylene mật độ thấp (LDPE). Nó thường được sử dụng để làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm… và nói chung khá an toàn
 
Loại nhựa có ký hiệu số 5 thích hợp cho việc chứa đựng thực phẩm nhất. Đây là loại nhựa được làm từ polypropylene (PP). Nếu thích dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm thì nên chọn những loại hộp có ký hiệu số 5 để đảm bảo không có những hóa chất độc hại nào thôi nhiễm vào thực phẩm.
 
Nhựa có ký hiệu số 6 là loại nhựa Polystyrene, hay còn được gọi là xốp, thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Nhựa số 6 được sử dụng để làm ra các loại đĩa và ly dùng 1 lần. Tuy nhiên, sau những nghiên cứu chứng minh được loại nhựa này có khả năng tiết ra các hóa chất độc hại, đặc biệt là với nhiệt độ cao thì người ta đã hạn chế sử dụng loại nhựa này để đựng thực phẩm.
 
Ký hiệu nhựa số 7 để chỉ các loại nhựa còn lại, là hỗn hợp các loại dẻo trong đó có Polycarbonate và chất BPA. Đừng bao giờ lựa chọn những sản phẩm từ loại nhựa này để chứa đựng và bảo quản thực phẩm vì nó hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, thậm chí còn gây ra những tác hại không tốt. Rất may là trên thị trường hiện nay rất hiếm gặp những loại hộp đựng thực phẩm, các đồ gia dụng làm từ loại nhựa số 7 này.
 
Tóm lại, hộp đựng thực phẩm bằng nhựa số 2, 4, 5 là loại thích hợp, an toàn để đựng thực phẩm. Đồ nhựa số 1 cũng được xem là an toàn nếu chỉ được sử dụng 1 lần.
 

Mua đồ nhựa đựng thực phẩm ở những nơi đảm bảo

 
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ nhựa đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, được sản xuất thủ công, không qua kiểm định. Nó có thể là mối nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng do sản xuất kém vệ sinh, sử dụng nhựa tái chế với nhiều chất phụ gia, chất tạo màu độc hại…
 
Để đảm bảo an toàn, các bạn nên mua đồ nhựa đựng thực phẩm của những nhãn hiệu có uy tín, có chứng nhận của cơ quan kiểm định. Nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị nhám hoặc xước. Các sản phẩm như vậy thường có tính an toàn cao hơn rất nhiều. Tránh sử dụng những hộp nhựa có màu sắc sặc sỡ vì đó là nhữung sản phẩm chứa đựng nguy cơ gây hại cho sức khỏe cao hơn so với những sản phẩm màu trắng.
 
Đối với nhựa có sử dụng chất độn, phế liệu sẽ bị nhám trên bề mặt, dễ trầy xước, vênh, gợn sóng. Bạn không nên chọn các đồ dùng bằng nhựa có màu sắc lòe loẹt, do có chứa nhiều phẩm màu, không nên dùng sản phẩm nhựa có mùi để chứa thức ăn, do các độc tố dưới dạng polyme mạch thơm sẽ hòa tan khi đựng thức ăn lỏng hoặc có vị chua, mặn.
 
Bạn cũng nên tránh dùng bao bì nhựa kể cả túi nilon có màu đen, xanh đậm, vì nhà sản xuất thường dùng màu để che lấp khuyết điểm của nhựa tái sinh
 

Tránh sử dụng nhựa bừa bãi

 
Nhiều người thích tận dụng bao bì để đựng thực phẩm mà không cần biết trước đó nó đựng sản phẩm, vật liệu gì. Có người còn dùng cả thùng hóa chất để chứa nước, gạo. Các hiện tượng dùng sai mục đích vật liệu, sản phẩm nhựa như: dùng xô, chậu nhựa để chứa nước uống, đựng gạo, mắm muối đang rất phổ biến. Điều này rất nguy hiểm bởi sản phẩm nhựa có thể chứa độc tố, khi đựng thức ăn có thể bị nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người
 
Những hộp nhựa rất khó vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. Đặc biệt là khi tiếp xúc với dầu mỡ, nếu không được vệ sinh cẩn thận, kỹ lưỡng những vật dụng này sẽ là nơi cư trú của rất nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe của bạn cần lưu ý sau khi sử dụng hãy vệ sinh sản phẩm sạch sẽ, phơi sản phẩm ở những nơi khô thoáng, ráo nước để đảm bảo vệ sinh cho các lần sử dụng sau.
 

Tránh dùng đồ nhựa với nhiệt

 
Khi chúng ta dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm nóng, nhất là ở nhiệt độ 100 độ C, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong nhựa sẽ giải phóng ra và ngấm vào thức ăn. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến gan và gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe.
 
Có 1 số đồ nhựa ghi nhãn “an toàn khi cho vào vi sóng” cũng có thể sử dụng được, tuy nhiên nhìn chung, bạn nên hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn khi cho vào lò vi sóng, mà nên sử dụng hộp đựng hay bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để đựng thực phẩm khi cho vào lò vi sóng.
 
Ngoài ra, theo bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ không nên uống nước đóng chai nhựa để lâu trong xe hơi. Nghiên cứu cho thấy nồng độ BPA tăng gấp khoảng 1.000 lần trong nước khi chai đựng bị để dưới ánh nắng. Nhiệt độ cao trong môi trường đã xúc tác phản ứng của các chất hóa học của nhựa vỏ chai làm giải phóng dioxin hòa tan trong nước. Để sử dụng nước uống an toàn, phụ nữ nên dùng loại bình đựng nước có vỏ bằng thép không gỉ hoặc chai thủy tinh.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

7 điều không nên làm với mắt
Đây là 7 thói quen xấu có thể gây hại cho mắt của bạn. Hãy sớm thay đổi để bảo vệ đôi mắt luôn trong tình trạng khỏe mạnh nhất.

14 điều bạn nên dừng làm ngay hôm nay để có một năm mới thật hạnh phúc
Mọi người thường bắt đầu với hi vọng về một năm mới thành công, hiệu suất và đầy niềm vui, nhưng họ lại không biết làm sao để đạt được điều đó. Điều đơn giản nhất bạn có thể làm là hãy tập gạt bỏ những thói quen xấu sau đây vẫn luôn cản bước bạn.

Tiền lẻ
Đây là câu chuyện có thật do chính người trong truyện thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động nghẹn ngào.

Có thể bạn cần

Tính kỷ nuật

Tính kỷ nuật

Đít xíp lìn có nghĩa là kỷ luật, đa phần chúng ta nuông chiều cái sướng của bản thân, rơi mất kỷ luật. Ngủ dậy sớm là dậy sớm. Đi là đi. Ăn là ăn. Tới giờ làm cái gì là làm cái đó, không có ráng 1 chút nữa, nhấc đít lên không nổi, làm cái gì cũng lề mề.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ