5 thói quen nấu nướng sai lầm mà bạn nên từ bỏ ngay bao gồm:
1. Để dầu mỡ sôi đến bốc khói mới cho đồ ăn vào:
Nhiều người khi nấu ăn có thói quen cho dầu vào nồi và chờ đến khi dầu sôi, thậm chí bốc khói lên mới thả thức ăn vào xào nấu.
Hiện nay phần lớn các bà nội trợ dùng dầu thực vật. Dầu này có nhiệt độ sôi từ 200 đến 300 độ C, điểm bắt lửa của dầu thực vật khoảng 330 độ C. Khi dầu ăn đạt đến nhiệt độ sôi, sau
thời gian nhất định tính bằng phút sẽ sản sinh ra chất aldehyde độc hại, gây ung thư. Không chỉ làm gia tăng nguy cơ ung thư, chúng còn phá hủy giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Vì vậy, cách xử lý tốt nhất là cho thực phẩm vào chảo khi dầu nóng già (dưới 200 độ C) thay vì sôi.
2. Tái sử dụng dầu mỡ đã chiên/rán để nấu món khác
Vì lười hoặc tiện mà nhiều người không rửa nồi sau khi chế biến một món, thậm chí dùng dầu mỡ đã chiên qua món này, để nấu món khác. Trên thực tế, dư lượng dầu mỡ đã được làm nóng một lần, sau đó được làm nóng trở lại sẽ sinh ra các chất độc hại như benzopyrene, chất ôxy hóa, peroxide ... có thể gây ra ung thư.
Thêm vào đó, dầu mỡ qua một lần chế biến đã bị oxy hóa, các vitamin cần thiết trong chúng đã bị phá hủy, không còn giá trị dinh dưỡng.
Tốt nhất là bạn nên bỏ dầu ăn đã nấu qua một lần, rửa sạch nồi và sử dụng dầu ăn mới cho lần chế biến món tiếp theo.
3. Sử dụng các gia vị để lâu ngày
Nhà bếp vốn nóng ẩm, dễ sản sinh ra các loại vi khuẩn khác nhau, do đó làm đẩy nhanh sự giảm chất lượng của gia vị. Ví dụ, các loại tương ớt, nước tương, xì dầu, dầu hào... dùng lâu sẽ xuất hiện nấm mốc đen, hoặc biến chất, gây mùi lạ, hương vị không còn thơm ngon. Khi đó, chất lượng sản phẩm giảm, thậm chí hình thành các chất độc hại.
Tốt nhất, bạn nên mua các sản phẩm có kích cỡ phù hợp, sử dụng theo hướng dẫn in trên chai (dùng trong bao nhiêu ngày sau khi mở nắp). Ngoài ra, bạn có thể cho sản phẩm vào nơi thoáng mát để bảo quản tốt hơn. Qua thời hạn sử dụng từ khi mở nắp, dù chai còn, bạn cũng nên bỏ đi.
4. Cho quá nhiều dầu ăn vào các món chiên, xào
Hàm lượng chất béo trong dầu ăn là rất cao, thêm vào đó, khả năng hấp thụ dầu của rau quả là rất mạnh. Nếu bạn sử dụng quá nhiều dầu để chiên, xào, bề mặt của món ăn sẽ bị bao phủ bởi một lớp dầu, dẫn đến không có lợi cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ.
Theo một nghiên cứu, nếu bạn nấu quá nhiều dầu ăn thực vật, đồng nghĩa với việc đưa lượng lớn Omega 6 vào cơ thể, gây ra sự mất cân bằng giữa Omega 3 và 6 trong người, từ đó gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch.
5. Tắt hút mùi ngay sau khi nấu
Một lượng lớn khói bốc lên khi bạn nấu nướng sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể khi bạn hít phải. Kể cả khi đã nấu xong, lượng khói dư vẫn còn tồn tại trong không khí. Với những người dùng bếp gas, khí Carbon monoxide (CO) có thể được sản sinh, khiến bạn đau đầu, hoa mắt. Vì thế, sau khi nấu ăn xong, bạn cần để hút mùi chạy thêm vài phút để hút sạch không khí.
Quy tắc sử dụng máy hút mùi đúng là bật hút mùi khi bật bếp, và tắt khi món ăn đã hoàn thành được khoảng vài phút.