Luôn giữ dòng tiêu đề thật
cuốn hút, ngắn gọn và đi vào
tâm điểm nội dung mà doanh
nghiệp muốn người đọc đón nhận. Nếu doanh nghiệp muốn chiết khấu, hãy đề cập điều ấy ngay trong tiêu đề.
Đính kèm yếu tố thời sự hoặc lời kêu gọi
hành động cũng góp phần gia tăng tỷ lệ mở thư.
2. Đừng quên đọc kỹ lại nội dung trước khi gửi email
Tưởng chừng đó là điều hiển nhiên, nhưng có quá nhiều email
tiếp thị được gửi đi với nội dung đầy lỗi
chính tả, cú pháp câu hoặc những khoảng trống không
phù hợp.
Kiểm tra nhiều lần để đảm bảo mọi thứ doanh nghiệp gửi đi là
hoàn hảo nhất, bởi vì những lỗi chính tả hoặc ngữ pháp mang đến một
cảm nhận rất kém
chuyên nghiệp về hình ảnh của doanh nghiệp.
Hãy luôn đảm bảo có ít nhất hai người thực hiện
công việc xem xét nội dung trước khi gửi đi.
3. Đừng gửi những file có dung lượng lớn
Tương tự như một
website, email của doanh nghiệp chỉ có một vài phút, thậm chí một vài giây, để giành lấy sự chú ý từ người nhận. Nếu kích cỡ của email (bao gồm những file đính kèm) quá lớn, tỷ lệ người nhận không mở xem sẽ rất cao.
Luôn giữ hình ảnh, thiết kế
đơn giản và email của doanh nghiệp
có thể tải đọc trên mọi thiết bị tối đa chỉ trong vài giây, nhằm đảm bảo
thông điệp được truyền tải một cách
hiệu quả nhất.
4. Đừng quên đính kèm lời kêu gọi
Nên
khuyến khích người đọc thực hiện một hành động nhất định thông qua thông điệp gửi đến từ email. Nêu rõ những gì doanh nghiệp muốn người đọc làm ngay khi đọc xong email. Đính kèm một đường link với nội dung như “
Mua hàng ngay hôm nay” hoặc “Nhấp chuột để biết thêm thông tin”.
Email có
mục đích thông tin mang những ý
nghĩa rất lớn, nhưng nếu mục đích của doanh nghiệp chính là
thu hút lượng truy cập đến website của mình, cuối cùng là chuyển họ trở thành người mua hàng, gia tăng
doanh thu, thì phải kêu gọi họ đi theo đúng hướng.
Bất kể email của doanh nghiệp đang đạt hiệu
quả cao như thế nào, thì vẫn luôn có thể cải thiện để
tốt hơn.
Đánh giá sự
thành công của mỗi đợt gửi email cũng quan trọng không kémviệc đánh giá những công tác khác trong tổng thể
kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp.
Khi xét đến những số liệu thống kê, hãy chú ý đến 4 tỷ lệ thiết yếu nhất, nhằm đảm bảo sự thành công của những đợt quảng bá bằng email sắp tới:
• Tỷ lệ mở thư: Tỷ lệ số người nhận thư mở đọc thư.
• Tỷ lệ đóng thư: Tỷ lệ email gửi đi nhưng không tới được người đọc
mục tiêu.
• Tỷ lệ nhấp chuột: Tỷ lệ người đọc nhấp chuột vào những đường link được đặt trong phần nội dung thư.
• Tỷ lệ
từ chối nhận thư: Số lượng người nhấp chuột vào đường link từ chối nhận thư của doanh nghiệp về sau.
Hiểu rõ tầm quan trọng của những số liệu ấy và sử dụng chúng như những thước đo sau này, khi mỗi email gửi đi sẽ đóng vai trò cải thiện
tích cực những tỷ lệ ấy.
Chẳng hạn, nếu tỷ lệ nhấp chuột quá thấp, hãy xét lại cách doanh nghiệp sử dụng từ ngữ trong lời kêu gọi hành động và
cố gắng cải thiện. Nếu tỷ lệ mở thư quá thấp, hãy xem nên cải thiện dòng tiêu đề ra sao...
Sự thành công của doanh nghiệp sẽ được
nhận định thông qua việc thử nghiệm và sửa lỗi như vậy.