Thuật ngữ cơ bản liên quan đến chất lượng

29/06/2016   3.102  5/5 trong 2 lượt 
Thuật ngữ cơ bản liên quan đến chất lượng
Hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng làm cho các doanh nghiệp ý thức sâu sắc hơn về vấn đề nâng cao chất lượng. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với doanh nghiệp đó là vấn đề xây dựng hệ thống chất lượng để tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn trên thương trường quốc tế và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thương lượng, đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ các thuật ngữ cơ bản liên quan đến chất lượng.

CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG

Chất lượng: Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu.

Yêu cầu: Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.

Sự thỏa mãn của khách hàng: Sự cảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ

Hệ thống quản lý: Hệ thống để thiết lập chính sách và mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó.

Chính sách chất lượng: Ý đồ và định hướng chung có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.

Mục tiêu chất lượng: Điều kiện tìm kiếm hay nhắm tới có liên quan đến chất lượng.

Quản lý chất lượng: Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát về chất lượng.

Hoạch định chất lượng: một phần của QLCL tập trung vào mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực liên quan để thực hiện các mục tiêu đó.

Kiểm soát chất lượng: 1 phần của QLCL tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng.

Đảm bảo chất lượng: 1 phần của QLCL tập trung vào cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ thực hiện.

Cải tiến chất lượng: 1 phần của QLCL tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng.

Cải tiến liên tục: hoạt động lặp lại để nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu.

CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC:

Tổ chức: Nhóm và phương tiện có sự sắp xếp bố trí trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ.

Khách hàng: Tổ chức hay cá nhân nhận một sản phẩm.

Cơ sở hạ tầng: Hệ thống các phương tiện, thiết bị và dịch vụ cần thiết cho các hoạt động tác nghiệp của một tổ chức.

Môi trường làm việc: Tập hợp các điều kiện để thực hiện một công việc.

CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN PHẨM:

Quá trình: Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra.

Sản phẩm: Kết quả của quá trình.

Thủ tục / Quy trình: Cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình.

CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÙ HỢP:

Sự phù hợp: Đáp ứng 1 yêu cầu.

Sự không phù hợp: Sự không đáp ứng 1 yêu cầu.

Sai lỗi/ Khuyết tật: Sự thực hiện một yêu cầu liên quan đến việc sử dụng định nhắm tới hay đã quy định.

Hàng động khắc phục: Để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện hay các tình trang không mong muốn khác.

Hành động phòng ngừa: Để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm tàng hay các tình trạng không mong muốn tiềm tàng.

CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG TÀI LIỆU:

Thông tin: Dữ liệu có ý nghĩa.

Sổ tay chất lượng: Tài liệu quy định hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.

Kế hoạch chất lượng: Tài liệu quy định các thủ tục và nguồn lực kèm theo phải được người nào áp dụng và khi nào áp dụng đối với một dự án, sản phẩm, quá trình hay hợp đồng cụ thể.

Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động được thực hiện.

THUẬT NGỮ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN XEM XÉT

Kiểm tra: Việc đánh giá sự phù hợp bằng cách quan trắc và xét đoán kèm theo bằng phép đo, thử nghiệm hay định cỡ thích hợp.

Thử nghiệm: Việc xác định một hay nhiều đặc tính theo một thủ tục.

Kiểm tra xác nhận: Sự khẳng định thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu quy định đã được thực hiện.

Xác nhận giá trị sử dụng: Sự khẳng định thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu đối với việc sử dụng đã định thực hiện.

CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ

Đánh giá: Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đã thỏa thuận.

Chuẩn mực đánh giá: Tập hợp các chính sách. Thủ tục hay yêu cầu được xác định là gốc so sánh.

 

Quảng cáo

www.uci.vn

Người đăng

Viện đào tạo UCI

Viện đào tạo UCI

Viện nghiên cứu QTKD UCI.


Là thành viên từ ngày: 30/03/2016, đã có 19 bài viết
Website: uci.vn

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?