Nếu bạn không thể bao dung người khác thì hãy đọc câu chuyện này

10/01/2017   2.957  3.1/5 trong 5 lượt 
Nếu bạn không thể bao dung người khác thì hãy đọc câu chuyện này
Con người sinh ra ngộ tính vốn đã khác nhau, có người nói một chút là thấu hiểu, có người lại vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, ngộ tính cao không phải là công lao của họ; ngộ tính thấp, cũng không phải là lỗi của họ. Làm người, hãy học cách bao dung!


Ngày xưa, tại một ngôi chùa ở trên núi có một tiểu hòa thượng. Cậu bé này so với các sư huynh sư đệ khác thì thông minh, nhanh nhẹn hơn. Cũng vì thế, khi nói chuyện với các sư huynh sự đệ mà học vấn không bằng mình, cậu ta rất dễ nổi giận, phát cáu vì họ không hiểu được ý của mình.
 
Mỗi lần như vậy cậu ta thường nói: “Ngươi tại sao vẫn chưa hiểu? Đúng là đồ đầu heo!”.
 
Cũng chính vì việc này mà cậu đã nhiều lần bị phương trượng trong chùa khiển trách. Mỗi lần như vậy, tiểu hòa thượng luôn nhận sai, nhưng lần sau khi gặp chuyện tương tự, thì cậu ta vẫn không nhịn nổi, và lại tiếp tục hành xử như như trước.
 
Nhưng từ sau một lần lên núi đốn củi, cậu ta đã thay đổi hoàn toàn lối suy nghĩ và cách cư xử này của mình.
 
Hôm đó, tiểu hòa thượng đốn củi được nhiều hơn thường lệ, tâm trạng của cậu cũng tốt hơn. Trên đường gánh củi về, lúc đi đến một bờ suối, cậu ta cũng đã thấm mệt, liền đặt gánh củi xuống, uống chút nước, rồi rửa mặt. Lúc đó thì “Tiểu Cường” đến.
 
Tiểu Cường là một con khỉ ở trên núi, nó thường đến đây chơi. Hầu như mỗi lần lên núi đốn củi, tiểu hòa thượng đều gặp nó. Qua thời gian lâu, tiểu hòa thượng và Tiểu Cường dần dần trở nên thân thiết.
 
Lúc tiểu hòa thượng rửa mặt xong, định lấy khăn tay ra lau mặt thì phát hiện khăn tay vẫn còn treo trên gánh củi. Lúc đó cậu ta thực sự đã thấm mệt, liền chỉ tay vào gánh củi, ra ký hiệu bảo Tiểu Cường mang giúp cái khăn đến cho mình.
 
Tiểu Cường liền chạy tới, rút ra một thanh củi ra khỏi bó, rồi mang đến cho cậu ta. Tiểu hòa thượng bật cười, lại bảo Tiểu Cường quay lại, rồi dùng tay miêu tả cái khăn có hình vuông, miệng thì nói: “Cái khăn tay, cái khăn tay”.
 
Tiểu Cường quay lại và tiếp tục rút ra một thanh củi nữa. Tiểu hòa thượng thấy vậy càng cười to hơn, và lần này thì cậu ta cầm một hòn sỏi ném trúng vào cái khăn tay, sau đó nói với Tiểu Cường: “Nhìn thấy chứ, lấy cái khăn tay”.
 
Tiểu Cường lại tiếp tục quay lại và vẫn mang đến một thanh củi, hơn nữa còn biểu cảm dương dương đắc chí, giống như là nói “cậu thấy mình giỏi không này”.
 
Thấy bộ dạng đắc chí của Tiểu Cường, tiểu hòa thượng cười nắc nẻ.
 
Sau khi về đến chùa, tiểu hòa thượng kể câu chuyện thú vị này cho phương trượng nghe. Phương trượng hỏi: “Khi con nói đạo lý với sư huynh sư đệ, họ nghe không hiểu, thì con nổi cáu. Nhưng Tiểu Cường không hiểu, tại sao con lại cảm thấy vui thế?”
 
Tiểu hòa thượng sững sờ, nói: “Tiểu Cường nghe không hiểu là chuyện rất bình thường, bởi vì nó là khỉ. Nhưng các huynh sư đệ là người, họ lẽ ra phải hiểu được ý của con chứ!”.
 
Phương trượng nói: “‘Phải’? Tại sao lại là ‘phải’? Ngộ tính trời sinh của mỗi người là khác nhau, người có ngộ tính cao không phải là công lao của họ; người có ngộ tính thấp, cũng không phải là lỗi của họ.
 
Cho dù ngộ tính như nhau, hoàn cảnh hậu thiên khác nhau, người sinh ra trong gia đình dòng dõi, cũng không phải là công lao của họ; người sinh ra trong gia đình đầy tớ, đồ tể, cũng không phải là lỗi của họ.
 
Hoàn cảnh giống nhau, nhưng có thể sư phụ của họ khác nhau. Người gặp được sư phụ quang minh lỗi lạc cũng không phải là công lao của họ, người gặp được sư phụ không tốt cũng không phải là lỗi của họ.
 
Khác biệt giữa người với người là rất lớn, vậy thì sao con có thể nói ai đó ‘phải’ như thế này hay phải như thế kia được”.
 
Nghe đến đây thì tiểu hòa thượng lặng người, chỉ biết gật đầu suy ngẫm.
 
Phương trượng nói: “Cùng một sự việc là đối phương không thể hiểu được ý của con, nhưng con lại hành xử khác nhau, nguyên nhân là nằm ở chính bản thân con. Vì con nghĩ Tiểu Cường là khỉ, nên con có thể bao dung cho cái sai của nó, còn các huynh đệ của con là người, nên con không thể bao dung cho sự thiếu khuyết về kiến thức của họ.
 
Nếu là Đức Phật thì sao? Phật nhìn thấy lỗi lầm của các huynh đệ của con, thì ngài có tức giận không? Đương nhiên là ngài sẽ không, bởi vì trí huệ của Phật là có thể bao dung hết thảy”.
 
Sư phụ tiếp tục nói: “Huống chi, thiên đạo vô thường, nhân thế vô thường. Hôm nay họ có thể không bằng con, con có thể coi thường họ, ngày mai nếu họ giỏi hơn con thì sao? Thì lúc đó họ lại coi thường con, thì trong tâm con sẽ nghĩ gì?
 
Tiểu hòa thượng hổ thẹn nói: “Thưa sư phụ, con biết lỗi của con rồi!”.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

8 điều giúp bạn mang lại phú quý trong đời
Trong dân gian có câu rằng “Có đức mặc sức mà ăn”. Bởi vậy, người xưa cũng đã đúc kết: Làm người nếu giữ được 8 phẩm đức dưới đây thì phú quý trong đời tự nhiên sẽ đến.

Không phải tiền bạc hay nhan sắc, tài sản quý của đời người gói gọn trong 2 chữ
Tài sản thực sự trân quý của một con người không phải tiền bạc, cũng không phải nhan sắc mà gói gọn trong hai chữ. Bạn đoán xem đó là gì?

4 đức hạnh cốt yếu con người cần có trong cuộc sống
Nhiều thế kỷ trước, Lão Tử đã dạy con người về 4 đức hạnh cốt yếu, khi con người sống và thực hành theo nó, thì chúng ta mới có trí tuệ cao hơn, hạnh phúc hơn và có thể giác ngộ được chân lý của vũ trụ.

Có thể bạn cần

Người thượng đẳng nói trí tuệ, trung đẳng nói sự tình, hạ đẳng nói thị phi

Người thượng đẳng nói trí tuệ, trung đẳng nói sự tình, hạ đẳng nói thị phi

Con người ta sống trên đời có thể phân thành ba loại, thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng. Chính cách suy nghĩ như thế nào sẽ quyết định tương lai bản thân trở thành người như thế ấy.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ