Người thượng đẳng nói trí tuệ, trung đẳng nói sự tình, hạ đẳng nói thị phi

28/03/2016   4.553  4.25/5 trong 8 lượt 
Người thượng đẳng nói trí tuệ, trung đẳng nói sự tình, hạ đẳng nói thị phi
Con người ta sống trên đời có thể phân thành ba loại, thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng. Chính cách suy nghĩ như thế nào sẽ quyết định tương lai bản thân trở thành người như thế ấy.

Bạn là loại người nào? Câu hỏi nghe có vẻ khó chịu, nhưng bạn đã bao giờ thử tự hỏi mình? Nếu vẫn chưa tìm ra câu trả lời thì xin mời đọc tiếp…
 

Phó xuất, trao đổi và giành giật

 
Người thượng đẳng sẽ phó xuất (cống hiến), dù cho gặp việc gì cũng muốn bỏ thêm tâm sức vào để hoàn thành cho tốt, tự mình thực hiện không nề hà.
 
Người trung đẳng sẽ trao đổi. Biết được điểm mạnh yếu của mình, người trung đẳng sẽ đạt được điều mình mong muốn thông qua cách trao đổi, đôi bên cùng có lợi.
 
Người hạ đẳng sẽ giành giật. Không muốn phó xuất, cũng không muốn trao đổi, người hạ đẳng luôn tìm mọi cách để lấy thứ của người khác biến thành thứ của mình.
 

Năng lực và nóng nảy

 
Người thượng đẳng có năng lực, điềm đạm không nóng nảy;
 
Người trung đẳng nóng nảy, có năng lực;
 
Người hạ đẳng nóng nảy, không năng lực.
 

Tầm ảnh hưởng

 
Người thượng đẳng sẽ được người người ca ngợi;
 
Người trung đẳng không ai biết đến;
 
Người hạ đẳng sẽ bị người đời chế nhạo không ngừng.
 

Tín niệm

 
Người thượng đẳng tín niệm kiên định;
 
Người trung đẳng tự tin vào mình;
 
Người hạ đẳng sợ sệt hoài nghi.
 

Cống hiến

 
Người thượng đẳng làm việc cống hiến;
 
Người trung đẳng thường suy nghĩ đắn đo;
 
Người hạ đẳng làm việc theo cảm xúc buồn vui của chính mình.
 
Kiến thức là từ học tập mà có, năng lực từ tôi luyện mà thành, cảnh giới là từ tu dưỡng mà xuất lai.
 
Mưa lớn không gột rửa được rễ sâu trong lòng đất; đạo pháp rộng lớn cũng chỉ độ được người hữu duyên. Giá trị của con người, của một đời người chính là quá trình lý giải đạo, ngộ đạo, đắc đạo.
 
Người thượng đẳng nói chuyện có lý lẽ, trí tuệ; trung đẳng nói đúng sự tình; hạ đẳng chỉ thường nói chuyện thị phi.
 
Mệnh do mình không do trời, hãy dùng trí huệ xuất thế để đối đãi với các sự tình trên thế gian. Câu thúc, ước chế bản thân, đừng để mình trở thành người hạ đẳng!

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Sống ở trên đời đừng quên thiện lương và biết ơn
Biết ơn là phẩm chất cao quý của một tâm hồn đẹp. Chính vì vậy mà có rất nhiều truyện kể được lưu truyền để nhắc nhở chúng ta rằng: Làm người, cần có lòng biết ơn!

9 lời này cha mẹ nhất định cần nói cho con cái nghe trước khi chúng trưởng thành
Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con trẻ, bởi vậy, những lời dạy của hai đấng sinh thành thường được con trẻ mang theo trong suốt hành trình cuộc đời của mình.

Ý nghĩa câu “người không vì mình, trời tru đất diệt” trong kinh Phật
“Người không vì mình, trời tru đất diệt”, câu nói này xuất xứ từ trong kinh Phật. Điều này nghe thì vô lí, bởi vì chẳng lẽ kinh Phật lại dạy con người sống chỉ “vì mình”, sống ích kỷ, tư lợi sao? Hay từ trước tới nay, chúng ta đã hiểu sai ý nghĩa chân thực lời dạy của ...

Có thể bạn cần

Nghệ thuật tha thứ

Nghệ thuật tha thứ

Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ