Những vấn đề cơ bản về tính từ trong tiếng Nhật

18/02/2019   1.724  4.75/5 trong 2 lượt 
Những vấn đề cơ bản về tính từ trong tiếng Nhật
Trong tiếng Việt và tiếng Anh, khi sử dụng tính từ, chúng ta chỉ cần đưa tính từ phù hợp vào câu. Nhưng trong từ vựng tiếng Nhật, tính từ phải được chia để tùy theo thì của câu, tùy theo tính chất câu.

Có hai loại tính từ trong tiếng Nhật:

 1. い・形容詞 (い・けいようし):

Tính từ đuôi -i, là những tính từ kết thúc bằng âm い
 
Ví dụ: たのしい: vui vẻ; やさしい: hiền/ dễ; たかい: cao, đắt; おおきい: to, lớn
 

2. な・形容詞 (な・けいようし):

Tính từ đuôi -na, là những tính từ kết thúc bằng な . Đa số các tính từ này được cấu tạo từ danh từ + đuôi な
 
Ví dụ: かんたんな: dễ, đơn giản; きれいな: đẹp/sạch; しずかな: yên tĩnh
 

Các cấu trúc cơ bản của tính từ:

 1. Tính từ -i:

 
- Thể khẳng định (hiện tại): Chủ ngữ + は +  tính từ -i + です。
 
Ví dụ: このほんは おもしろいです。Cuốn sách này thú vị.
 
このコンピューターは たかいです。Cái máy tính này đắt.
 
- Thể phủ định (hiện tại): Chủ ngữ + は + tính từ -i (bỏ い) + くない + です。
 
Ví dụ: このほんは おもしろくないです。Cuốn sách này không thú vị.
 
このコンピューターは たかくないです。Cái máy tính này không đắt.
 
- Thể khẳng định (quá khứ): Chủ ngữ + は + tính từ -i (bỏ い) + かった + です。
 
Ví dụ: きのうは あつかったです。Hôm qua trời nóng. (あつい: nóng)
 
パーティーは たのしかったです。Bữa tiệc đã (rất) vui. (たのしい : vui)
 
- Thể phủ định (quá khứ): Chủ ngữ + は + tính từ -i (bỏ い) + くなかった + です。
 
Ví dụ: きのうは あつくなかったです。Hôm qua trời không nóng
 
パーティーは たのしくなかったです。Bữa tiệc đã không vui.
 
Lưu ý: Khi nói với bạn bè, người thân, người quen biết có thể bỏ 「です」( hay dùng trong hội thoại hàng ngày)
 
Ví dụ: きのう あつかったね。Hôm qua nóng nhỉ.
 
このコンピューター たかいよ。Cái máy tính này đắt đấy.
 
Bảng tóm tắt tính từ い (Cách nói lịch sự và cách nói ngắn trong hội thoại)

 
 

2. Tính từ -na:

 
- Thể khẳng định (hiện tại): Chủ ngữ + は +  tính từ -na (bỏ な) + です。
 
Ví dụ: このへやは きれいです。Phòng này sạch. (きれいな: đẹp/sạch)
 
かのじょは ゆうめいです。Cô ấy nổi tiếng đấy. (ゆうめいな: nổi tiếng)
 
Lưu ý: Cách nói thân mật (hay dùng trong hội thoại) của 「です」là 「だ」
 
Ví dụ: このへや きれいだね。Phòng này sạch nhỉ.
 
- Thể phủ định (hiện tại): Chủ ngữ + は + tính từ -na (bỏ な) + じゃ/ではありません。
 
Ví dụ: このへやは きれいじゃありません/ きれいではありません。Phòng này không sạch.
 
かのじょは ゆうめいじゃありません/ ゆうめいではありません。Cô ấy không nổi tiếng.
 
Lưu ý: Cách nói ngắn hay dùng trong hội thoại của 「じゃ/ではありません」là 「じゃない/ではない」.「ではない」lịch sự hơn 「じゃない」
 
Ví dụ: このへや きれいじゃないね。Phòng này không sạch (gì cả)
 
- Thể khẳng định (quá khứ): Chủ ngữ + は + tính từ -na (bỏ な) + でした。
 
Ví dụ: このへんは しずかでした。Khu vực này đã (từng) yên tĩnh. (しずかな: yên tĩnh)
 
きのう、わたしは ひまでした。Hôm qua tôi đã rảnh. (ひまな : rảnh)
 
Lưu ý: Cách nói thân mật (hay dùng trong hội thoại) của 「でした」là 「だった」
 
Ví dụ: このへん しずかだったよ。Khu vực này đã rất yên tĩnh đấy.
 
- Thể phủ định (quá khứ): Chủ ngữ + は + tính từ -na (bỏ な) + じゃ/ではありませんでした。
 
Ví dụ: このへんは しずかではありませんでした。Khu vực này đã không yên tĩnh.
 
きのう、わたしは ひまじゃありませんでした。Hôm qua tôi đã không rảnh.
 
Lưu ý: Cách nói  ngắn (hay dùng trong hội thoại) của 「じゃ/ではありませんでした」là 「じゃなかった/ ではなかった」. 「 ではなかった」lịch sự hơn 「じゃなかった」.
 
Ví dụ: きのう、ひまじゃなかったよ。Hôm qua tôi không rảnh đâu.
 
Bảng tóm tắt tính từ な (Cách nói lịch sự và cách nói ngắn trong hội thoại)

Quảng cáo

Bikae

Người đăng

Cherry Cherry

Cherry Cherry

Give and take


Là thành viên từ ngày: 12/05/2017, đã có 344 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Diễn tả tâm trạng không vui trong tiếng anh
Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn cảm thấy những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bực, bi quan. Dưới đây là một số cụm từ chỉ những cảm xúc khi ta không vui, cùng khám phá nhé.

Bảng chữ cái tiếng Nhật
Có ba bộ chữ được sử dụng trong tiếng Nhật. Cùng tìm hiểu ba bộ chữ này như thế nào nhé!

Chào hỏi bằng tiếng Nhật đúng cách
Một trong những nét đẹp trong văn hóa người Nhật mà tôi yêu thích là văn hóa trong giao tiếp. Cũng như khi chúng ta học tiếng Anh, chúng ta có chào buổi sáng, buổi trưa và tối. Vậy người Nhật nói Chào buổi sáng, chào buổi trưa và buổi tối như thế nào, chúng ta cùng tìm ...

Có thể bạn cần

Vợ chồng gặp được nhau vì duyên, đến với nhau vì nợ nghiệp

Vợ chồng gặp được nhau vì duyên, đến với nhau vì nợ nghiệp

Trên đường đời tấp nập, người với người gặp nhau rồi trở thành bằng hữu tâm giao hay vợ chồng… hết thảy đều do hai chữ “duyên phận”. Tuy vậy, việc đối xử với nhau tốt xấu thế nào lại phải xét đến vấn đề nợ nghiệp.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ