3 việc liên quan đến mình nhất định không nên nói khi giao tiếp

22/02/2019   2.315  4.2/5 trong 5 lượt 
3 việc liên quan đến mình nhất định không nên nói khi giao tiếp
“Phúc khí đến sẽ có dấu hiệu, tai họa đến cũng có nguyên do”. Đừng nuông chiều theo cảm xúc của mình mà làm những chuyện không đúng, cũng đừng mặc kệ miệng của mình cứ thế mà nói. Hang ổ của kiến lửa cũng có thể làm sập bờ sông, dòng nước nhỏ cũng đủ làm sập ngọn núi cao. Bệnh do ăn uống không cẩn thận dẫn đến, còn tai họa là do ngôn ngữ không phù hợp tạo nên.


Trong cuộc sống, những ví dụ về họa từ miệng mà ra có thể thấy khắp mọi nơi. Nếu mọi người đều cẩn thận lời ăn tiếng nói, thì họa trên thế giới này có lẽ cũng ít đi rất nhiều rồi.
 
Vì thế lời ăn tiếng nói của một người sẽ phản ánh sự cao thấp về mức độ tu dưỡng bản thân và trí tuệ cảm xúc của người đó. Người biết cách nói chuyện với người khác, là trong quá trình nói chuyện sẽ không nhắc đến ba việc có liên quan đến mình.
 

1. Bớt nói bí mật của mình
 

Rất nhiều người có những bí mật mà không ai biết, dù ít dù nhiều thì có đôi khi bản thân sẽ kể bí mật đó cho người khác. Nói hết bí mật cũng là một cách để trút ra những cảm xúc tồi tệ của bản thân.
 
Con người, khó tránh việc có những cảm xúc tiêu cực, khi một người tồn tại cảm xúc tiêu cực, họ sẽ nói chuyện của bản thân mình cho bạn bè hoặc người thân thiết, và lúc đó họ rất dễ dàng nói ra bí mật của chính mình.
 
Bí mật, là thứ khiến người khác vừa tò mò vừa kinh ngạc, vì nó đại diện cho những gì bạn đã làm trước đây nhưng không một ai biết, chỉ có bản thân bạn, và bạn lại đem bí mật đó nói ra.
 
Nói ra không đáng sợ, đáng sợ là bạn nói điều đó cho những người có lòng dạ không tốt, những người đó sẽ lợi dụng bí mật của bạn để làm những chuyện sai trái với bạn.
 
Bí mật là thứ được giấu sâu nhất trong tim của một người, lúc áp lực bạn sẽ muốn đem nó ra để chia sẻ cho người khác.
 
Vậy nên, bí mật đừng dễ dàng nói ra, trừ phi bạn cảm thấy bí mật này đối với người khác có ích, còn không thì đừng nói ra bí mật của mình với ai đó.
 

2. Bớt nói quá khứ của mình
 

Mỗi người đều có một đoạn quá khứ, nó có lẽ là dấu vết thảm hại của chúng ta, hoặc là minh chứng cho thành công của chúng ta.
 
Tất cả những quá khứ, chúng ta có thể sẽ không cách nào cũng như không cần thiết phải xóa chúng, nhưng chúng ta phải xem nó như là một bài học cho cuộc đời sau này, hoặc coi như là một ví dụ để từ đó thúc giục bản thân càng phải mạnh mẽ tiến về phía trước.
 
Có một số người nói chuyện với nhau, rất thích đem quá khứ của mình ra nói, sau đó lại bồi thêm một câu: “Nếu như lúc đó tôi không làm như vậy, có lẽ bây giờ sẽ không như thế này”.
 
Người nói thì không thấy phiền phức, nhưng người nghe bản thân lại cảm thấy chẳng có ý nghĩa gì cả. Khi người ta nói chuyện với bạn, là muốn nghe bạn nói về những điều có ích, chứ không phải là nghe bạn kể lể về quá khứ.
 
Huống hồ, những thứ trong quá khứ dù gì cũng đã qua rồi, vì thế chúng ta không cần thiết phải đem nó kể thêm một lần nữa cho người khác, điều thật sự đại diện cho cuộc sống một con người chính là hiện tại và tương lai.
 
Bên cạnh đó, nếu bạn đang trò chuyện cùng người khác, lại đi nói quá khứ của mình, thứ bạn có được chỉ là sự đồng tình từ người khác, và thứ bạn mất đi có khả năng sẽ là uy tín và bạn bè.
 
Chúng ta đều có quá khứ, nhưng quá khứ đó cũng chỉ là quá khứ của bản thân, không liên quan đến câu chuyện của người khác.
 

3. Bớt đem thành công của bản thân ra khoe khoang
 

Căn cứ theo quan sát, người thành công rất ít tuyên bố khắp nơi về chuyện thành công của mình, họ cũng kể rất qua loa sơ sài, nhưng những người thất bại thì thường nói những thành công trước đây của mình.
 
Ai cũng có một hai lần coi như là thành công, nhưng thật sự thì cũng không đáng để đem ra nói. Những gì một người nói, những nội dung thảo luận, những ví dụ được nêu, đều phơi bày rõ ràng tính cách của bản thân họ.
 
Khi bạn nói thành công của mình cho người khác, đó được coi như một cách khoe khoang trá hình. Khoe khoang rằng bạn không dễ thành công, khoe khoang rằng bạn rất đắc ý khi thành công.
 
Thành công thật sự không dễ dàng, nhưng nó không nên là một câu chuyện bình thường sau bữa cơm của bạn. Mọi người đều rất bận rộn, vì thế họ cũng sẽ không muốn tốn thời gian chỉ để nghe những thành công đã qua của bạn.
 
Khi nói chuyện với người khác, phải có kỹ năng. Người biết cách nói chuyện, sẽ được rất nhiều người lắng nghe. Người không biết cách nói chuyện, khi bạn muốn nói chuyện với người khác, bạn sẽ phát hiện ra rằng bản thân sẽ không tìm được một ai nguyện ý lắng nghe mình cả.
 
Giấu đi bí mật, cất lại quá khứ hoặc quên đi quá khứ, thể hiện khía cạnh hạnh phúc của bản thân mình, phải nhớ rằng lúc này bạn đang ở hiện tại.

Xem thêm:

- Điều kỳ diệu của sự im lặng

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Người trí tuệ khi bị hiểu lầm vì sao lại không giải thích?
Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải thích nhiều, đây là lựa chọn của người có trí tuệ.

3 bằng chứng khoa học cho thấy dậy sớm chưa hẳn đã tốt cho bạn
Dậy sớm quả là có đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải lúc nào dậy sớm cũng tốt đâu.

Bắt mang theo khoai tây, thầy giáo đã giúp học sinh nhận ra đạo lý có thể thay đổi cuộc đời
Trò chơi mà thầy giáo tổ chức cho các em học sinh ban đầu được hưởng ứng nhiệt tình trước khi các bạn nhỏ cảm thấy chán ghét. Nhưng đó cũng là lúc chúng nhận được bài học để đời.

Có thể bạn cần

Người trí thức là người có đủ: Trí, Thức, Tâm

Người trí thức là người có đủ: Trí, Thức, Tâm

Trí thức là gì? Làm sao để biết được một người có phải là trí thức hay không? Dưới đây là quan điểm của nhà nghiên cứu giáo dục Giản Tư Trung…

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ