7 điều cần dạy trẻ để tránh bị sàm sỡ khi chỉ có một mình

03/04/2019   2.437  4.75/5 trong 2 lượt 
7 điều cần dạy trẻ để tránh bị sàm sỡ khi chỉ có một mình
Việc trang bị kỹ năng cần thiết giúp con có khả năng tự bảo vệ mình khi ở một mình để tránh những sự cố đáng tiếc là điều mà phụ huynh nào cũng cần phải chú tâm. 7 chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích bạn một phần.

 
  • Giữ khoảng cách và hạn chế nói chuyện với người lạ

    Giữ khoảng cách và hạn chế nói chuyện với người lạGiữ khoảng cách và hạn chế nói chuyện với người lạ

    Trẻ em đều được dạy rằng không được nói chuyện với người lạ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng buộc phải giao tiếp với người không quen. Hãy cho con biết rằng thời gian cho một cuộc nói chuyện như thế chỉ cần kéo dài từ 5 đến 7 giây. Nếu dài hơn, trẻ nên bỏ đi và đến chỗ an toàn hơn. Mặt khác, bố mẹ nên dạy con mình rằng hãy giữ khoảng cách giữa bản thân với người lạ là từ 2m trở lên.

  • Không sử dụng thang máy một mình hoặc đi một mình cùng người lạ

    Không sử dụng thang máy một mình hoặc đi một mình cùng người lạKhông sử dụng thang máy một mình hoặc đi một mình cùng người lạ

    Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đi thang máy một mình. Trong trường hợp bắt buộc, hãy dạy trẻ đứng tựa vào tường để có thể dễ dàng quan sát hành động của những người xung quanh. Nếu đang đi thang máy một mình, khi người lạ bước vào, tốt nhất trẻ nên ra khỏi thang máy. Bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách từ chối lịch sự khi người lạ rủ đi cùng thang máy: "Cháu đang đợi bố mẹ" hoặc "Bố mẹ dặn cháu không đi thang máy cùng người lạ".

  • Hét lên khi người lạ tiếp cận

    Hét lên khi người lạ tiếp cậnHét lên khi người lạ tiếp cận

    Nhiều trẻ sẽ không biết cư xử thế nào khi có người lạ tiếp cận mình. Bố mẹ cần căn dặn trẻ rằng khi người lạ có hành động không đúng như đụng chạm, kéo, dắt tay, trẻ có quyền cư xử "mạnh mẽ" hơn bình thường. Trẻ hoàn toàn có thể tự vệ bằng việc cắn, đá người lạ và gây chú ý cho người xung quanh. Bên cạnh đó, trẻ không nên tự phản kháng mà hãy hét to lên "Cháu không quen người này" để mọi người xung quanh giúp đỡ.

  • Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình

    Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mìnhKhông mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình

    Khi bố mẹ đi vắng, nếu người lạ gọi, hãy căn dặn trẻ không được mở cửa với bất kì lý do nào. Ngoài ra, trẻ cũng không nên trả lời rằng mình chỉ ở nhà một mình dù đó là ai đi chăng nữa. Nếu đối phương vẫn kiên quyết đòi mở cửa hay có ý định xông vào, trẻ phải nhanh chóng gọi điện cho bố mẹ.

  • Không tiết lộ thông tin cá nhân cho người lạ trên Internet

    Không tiết lộ thông tin cá nhân cho người lạ trên InternetKhông tiết lộ thông tin cá nhân cho người lạ trên Internet

    Trẻ em ngày nay có khả năng sử dụng mạng xã hội, Internet thành thạo. Bố mẹ nên cảnh báo với trẻ rằng người xấu thường sử dụng Internet để tìm kiếm "con mồi". Chính vì thế, khi sử dụng, trẻ tuyệt đối không được tiết lộ thông tin cá nhân của mình, trò chuyện với người lạ trên mạng và gặp trực tiếp bên ngoài. Bố mẹ nên trò chuyện thường xuyên với trẻ về chuyện hàng ngày, các mối quan hệ xung quanh để có thể nắm bắt và can thiệp vào những mối quan hệ không lành mạnh đúng lúc.

  • Dạy trẻ rằng người xấu sẽ không xuất hiện với bộ dạng đáng sợ

    Dạy trẻ rằng người xấu sẽ không xuất hiện với bộ dạng đáng sợDạy trẻ rằng người xấu sẽ không xuất hiện với bộ dạng đáng sợ

    Trong nhận thức của trẻ, người xấu đồng nghĩa với ngoại hình xấu. Ví dụ như thường đeo kính đen, ăn bận xuề xòa, gương mặt dữ tợn,... Tuy nhiên, trên thực tế, kẻ xấu có thể là người xuất hiện với vẻ bề ngoài trau chuốt, tươm tất và nụ cười dễ mến. Chính vì thế, bố mẹ phải dặn trẻ cảnh giác với bất kì người lạ nào và biết từ chối trước mọi lời mời.

  • Không nghe những lời mời ngọt ngào

    Không nghe những lời mời ngọt ngàoKhông nghe những lời mời ngọt ngào

    Hầu hết trẻ em đều thích được đi chơi. Bố mẹ cần căn dặn trẻ tuyệt đối không được lên xe người lạ nếu có những lời mời như "xe chú xịn lắm, lên chú chở đi một vòng chơi", hoặc "đi theo chú, chú cho ăn món này rất ngon".

Quảng cáo

Theo Brightside

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Vì sao con người hiện đại luôn bất an?
Trong thực tế, chúng ta thường gặp một kiểu người luôn bất an. Họ nhắn tin cho đối phương hàng chục lần, liên tiếp kiểm tra người ta đã check tin nhắn hay chưa. Họ cũng thường cố gắng kiếm soát nơi ở, hành vi trong từng tích tắc, thậm chí là đọc trộm Facebook của người ...

5 cách giúp con cái trải lòng
Làm thế nào để con cái trải lòng và nói chuyện với cha mẹ? Khi còn nhỏ, con cái không ngừng huyên thuyên với bạn mọi thứ nhưng bước sang tuổi tiểu học, hầu hết chúng bắt đầu ít nói hơn.

Năm đức hạnh của người cha giúp cho con cái thành người
Cha là cây thì con là trái. Trái muốn ngọt lành thì cây ắt phải cắm rễ thật sâu, ắt phải vươn xa tán lá. Cổ nhân nói về “ngũ đức”, là năm đức hạnh của người cha: khoan hậu, nhân từ, tự trọng, trí huệ, tấm lòng rộng rãi.

Có thể bạn cần

Khi ta đối diện với nghịch cảnh

Khi ta đối diện với nghịch cảnh

Cuộc sống luôn bất biến, mọi thứ đều tương đối và sự va vấp càng nhiều con người càng trưởng thành hơn

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ