"Vãi" là gì?
Ngày xưa người ta
hay nói: "
cười vãi ...", "
sợ vãi ...", "sợ vãi ra quần" ...
Nếu là động từ thì "vãi" chỉ
hành động làm
cho văng tung toé ra. Vãi là văng tung tóe. Vãi đồng
nghĩa với rắc, gieo, rơi rớt: vãi hạt cải, vãi thóc cho
gà,
cơm vãi ra chiếu, gạo vãi đầy
nhà. Vãi có nghĩa là để rơi ra, chảy ra
do không điều khiển, không
kiềm chế được: cười vãi nước mắt, sợ vãi ra quần.
Nếu là
danh từ thì "Vãi" ( bà vãi )
chỉ người phụ nữ chuyên quét dọn, giúp
việc làm công
quả trong chùa, nhưng không cạo đầu
tu hành ( nếu là
đàn ông thì là ông sãi ). Cần phải chú ý phân biệt để chỉ tổ tiên người ta dùng
cụm từ "Ông bà ông vải" chứ không phải "vãi"
Còn khoảng 10 năm trở lại đây, có những
tiếng lóng thường thấy xuất hiện dày đặc trên mạng, là thứ
ngôn ngữ kiểu như "Oải" (
mệt mỏi,
chán nản) hay "Cùi bắp" ( cái cùi của bắp ngô không còn hột nào, dùng để chỉ các trạng thái tương tự như "củ
chuối", "cùn"... nghĩa là không còn chút nào cái
đẹp, cái ngon (hột) nào.Tiếng lóng "Vãi" cũng vậy, tức là khi muốn
chê bai hay khen một thứ gì đó mà thấy bất thường, khác thường: hài vãi, chuối vãi, ngu vãi, vãi lúa, vãi chưởng, vãi hàng... dùng để chỉ một hành động, sự vật
buồn cười, hay
ho, ngô nghê... nào đó. Ngày xưa thì Vãi lúa ra để phơi. Còn ngày nay thì Vãi hàng ra để khoe. "Vãi" cũng có một số nghĩa không phổ biến để chỉ sự kinh sợ, khiếp đảm như: sợ vãi...Hoặc khi có ý chê bai người nào "gà" ( gà tồ) thì thường bị
chửi: "ngu vãi cả l..."
Tóm lại, "Vãi" là 1 từ
bình thường từ xưa đã hay dùng rồi. Ngày nay Vãi trở thành tiếng lóng vì được ghép với 1 số từ khác rồi viết tắt để thành một số
từ lóng mới như Vcl, Vl, vãi hàng, vãi chưởng, vãi lúa, ngu vãi, hay chỉ là vãi nhưng theo
nghĩa khác ... đều là các dạng biến thể từ "Vãi đái" ngày xưa, Tuy là tùy theo từ đi ghép với "Vãi" ra sao, nhưng hầu hết những từ ghép với " Vãi" đều không
lịch sự cho lắm, thường là thô tục dùng để chửi, để xỉ vả ... Đôi lúc cũng dùng đế thể hiện sự
ngưỡng mộ ("Đúng vãi"! Hết cả
hồn!), hoặc chỉ để nói cho
vui,được dùng mà chẳng cần hiểu nghĩa gì cả, cứ
nói nhiều thành
thói quen và chỉ cần có chút
ý nghĩa thôi...