Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân câu hỏi “Mình đã học tiếng mẹ đẻ như thế nào?”. Trong thực tế, bạn chưa bao giờ thực sự “học” nó. Một ngày lúc bạn chừng 2 hay 3 tuổi, bạn bắt đầu nói những từ đầu tiên của tiếng mẹ đẻ. Đầu tiên chỉ là vài từ chứ chưa hẳn là một câu trọn vẹn. Nhưng bạn đã nói được và chẳng bao lâu sau bạn đã tiến bộ nhanh đến nỗi bạn thậm chí chẳng kịp suy nghĩ về điều đó. Đó quả là một “phép lạ”.
Nhưng thực sự đó không phải là một phép lạ. Đó là kết quả của quá trình lắng nghe. Trong khoảng
thời gian 2-3 năm trước khi một đứa trẻ nói những từ đầu tiên, nó thường được nghe người lớn nói chuyện cả ngày bằng tiếng mẹ đẻ và thậm chí là cả đêm. Khi đó bạn được nghe mọi người nói tiếng mẹ đẻ của bạn. Có thể bạn chăm chú
lắng nghe nhưng điều quan trọng là bạn ở trong một môi trường tiếng lý tưởng. Rồi sau đó, bạn bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trong 2-3 năm đầu đời, từ ngữ dần dần được ghi nhớ vào trong trí óc để rồi sau đó bạn có thể dùng chúng để giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy, nghe tiếng Anh nhiều có vai trò cực kỳ quan trọng với người học
ngoại ngữ.
Nhưng làm thế nào mà bạn có thể nghe tiếng Anh nhiều khi bạn không sống ở một quốc gia nói tiếng Anh hay trong một gia đình người bản xứ? May mắn thay, dù bạn có sống ở đâu thì vẫn có rất nhiều cách để nghe được tiếng Anh.
Đài phát thanh
Bạn có thể nghe các đài phát thanh bằng tiếng Anh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hai trong số những hãng phát thanh bằng tiếng Anh uy tín nhất trên thế giới là đài BBC (BBC World Service) và đài VOA (Voice of America). Cả hai hãng này đều có những chương trình đặc biệt dành riêng cho những người học tiếng Anh.
Vô tuyến
Vô tuyến là một công cụ tuyệt vời để học nghe tiếng Anh. Những hình ảnh sống động sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì đang được đề cập. Nếu bạn không thể xem các kênh truyền hình bằng tiếng Anh thì vẫn có cách học tiếng Anh rất hiệu quả bằng ti vi.
Đĩa phim
Bạn có thể thuê những đĩa phim bằng tiếng Anh về nhà vừa xem phim vừa nghe lời thoại. Điều này vừa giúp bạn luyện tập nghe tiếng Anh thông qua những thước phim sinh động vừa tăng thêm kiến thức xã hội của bản thân.
Bài hát
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của nhạc pop nên những bài hát bằng tiếng Anh có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hãy thử mua vài đĩa nhạc tiếng Anh, thường xuyên nghe và cố gắng chép lại lời của những bài hát trong đó bạn sẽ thấy việc học nghe của mình không quá căng thẳng mà lại rất hiệu quả. Nhưng đừng chọn những bài hát quá khó nghe. Những bài hát phù hợp là những bài có tốc độ vừa phải và các từ trong bài được phát âm một cách rõ ràng vì khi nghe những bài hát không rõ lời ngay cả người bản xứ cũng khó có thể hiểu bài hát một cách trọn vẹn.
Đi xem phim
Ở Việt Nam cũng như những quốc gia không nói tiếng Anh khác vẫn có những rạp chiếu phim hoàn toàn bằng tiếng Anh thường là có phụ đề đi kèm. Nếu bạn nghiện đến rạp, hãy tìm những nơi chiếu phim như thế. Ngay cả khi bạn phải đọc phụ đề mới hiểu được nội dung của phim thì đây cũng là một dịp tuyệt vời để nghe tiếng Anh từ người bản xứ.
Internet
Nếu bạn thấy việc học nghe qua đài phát thanh, ti vi, rạp chiếu phim hay các đĩa nhạc không thuận tiện thì có một cách khác cực kỳ hiệu quả và thuận tiện để bạn có thể học tiếng Anh. Đó là học tiếng Anh qua mạng. Trên mạng có rất nhiều trang học tiếng Anh thú vị và bổ ích.
Học tiếng Anh đâu cần cứ phải đến lớp. Tự tạo cho mình một môi trường tiếng và lựa chọn được một phương pháp học thích hợp mới là chìa khoá giúp bạn
thành công trong việc học nghe nói riêng và học ngoại ngữ nói chung.