4 cách giúp nhân viên cân bằng cuộc sống

25/03/2017   2.702  5/5 trong 1 lượt 
4 cách giúp nhân viên cân bằng cuộc sống
Nhà tuyển dụng thành công nhất là những công ty giúp nhân viên của mình có được sự cân bằng trong cuộc sống.


Điều này rất quan trọng bởi nó làm tăng sự hài lòng và động lực làm việc cho người lao động, khiến họ gắn bó hơn với công việc và sẵn sàng giải quyết các yêu cầu của công ty và khách hàng. Sau đây là 4 kinh nghiệm quản lý tốt nhất mà các nhà tuyển dụng áp dụng để lấy lại cân bằng trong cuộc sống của nhân viên.
 

1. Nhận diện sớm những dấu hiệu mất cân bằng

 
Một số triệu chứng của xu hướng mất cân bằng thiên về công việc của nhân viên là: Gia tăng số lần sai sót, tình trạng tách biệt, nghỉ việc nhiều và ít tạo nên giá trị. Một số công ty khách hàng của chúng tôi đã đào tạo đội ngũ quản lý về cách nhận diện sự mất cân bằng ở giai đoạn sớm nhất để tránh các hậu quả xấu có thể xảy ra.
 
Một số chủ động tổ chức các buổi hội thảo để giúp phổ biến những thói quen làm việc tốt, khuyến khích nhân viên tập thể dục và đối thoại nhiều hơn về điều kiện làm việc phù hợp nhất cho mình.
 

2. Thiết lập mức độ ưu tiên trong công việc

 
Thực tế cho thấy, những nhà tuyển dụng được yêu thích nhất rất biết cách đặt mục tiêu rõ ràng trong công việc để tránh gây những áp lực không đáng có cho nhân viên.
 
Vì vậy, đối với nhân viên trực thuộc, bạn có thể khuyến khích họ sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên để hoàn thành từng nhiệm vụ trong thời gian hợp lý. Bạn cũng có thể thực hiện các bài khảo sát để hiểu hơn nguyện vọng của nhân viên và thiết kế những quy định phù hợp để đáp ứng những nguyện vọng đó.
 

3. Áp dụng chính sách làm việc linh hoạt

 
Trong một số trường hợp, chỉ đơn giản đưa ra chính sách làm việc linh hoạt đã có thể tạo nên sự cân bằng trong công việc cho nhân viên. Nhiều nhà tuyển dụng cho phép nhân viên cư trú ở xa được làm việc tại nhà vào một số ngày cố định trong năm, giúp họ tiết kiệm khoảng thời gian dài di chuyển và giảm áp lực công việc.
 
Một số chính sách linh động khác như cho phép người lao động đến muộn và về sớm hơn để đưa đón con tại trường học, thời gian làm việc ngắn hơn, những tuần nghỉ phép không lương... cũng được chứng minh là đóng góp tích cực vào việc cân bằng cán cân công việc - đời sống của nhân viên.
 

4. Hạn chế đưa việc về nhà

 
Một trong số những vấn đề thường gặp nhất khiến nhân viên quyết định nhảy việc là họ liên tục bị yêu cầu làm nhiều hơn trong khoảng thời gian không đổi. Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, nhiều nhân viên thậm chí không thể ngừng kiểm tra hòm mail công việc trong kỳ nghỉ.
 
Là nhà tuyển dụng sáng suốt, bạn hãy giúp nhân viên hưởng thụ trọn vẹn những ngày bình yên tránh xa công sở bằng cách đẩy mạnh những chính sách tránh mang việc về nhà hoặc đào tạo nhân viên về cách làm việc hiệu quả hơn.

Quảng cáo

Theo DNSG

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

 4 điều giúp bạn dễ dàng được tăng lương, lên chức
Nếu bạn cũng đang mong chờ một sự thay đổi lớn trong nấc thang sự nghiệp của mình, hãy xem danh sách dưới đây để đảm bảo rằng mình sẽ đạt được những gì mình muốn

Làm chủ, khởi nghiệp, mình xoay quanh quản trị 2 cái quan trọng nhất là nhân lực, tài chính
Nhân viên, muốn biết là người có khả năng làm việc hay không, chỉ cần qua 2 tháng làm chung là rõ. Nên thường người ta thử việc 59 ngày. Không biết làm, thụ động chờ cầm tay chỉ việc, hay vô kỷ luật, thích nói, thích coi chuyện trên mạng trong giờ làm, quan tâm đến cá ...

6 quan niệm sai lầm trong quản lý nhân viên
Có một số quan niệm tưởng chừng đã trở thành “chuyện không phải bàn cãi” nhưng thật ra lại là những suy nghĩ sai lầm. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể vướng vào những suy nghĩ như thế về các vấn đề quản lý và động viên nhân viên, về sự gắn kết họ và giúp họ thành ...

Có thể bạn cần

Bận rộn với những việc nhỏ nhặt chính là một loại biểu hiện của thất bại

Bận rộn với những việc nhỏ nhặt chính là một loại biểu hiện của thất bại

Đời người ngắn ngủi, nếu suốt ngày chỉ bận rộn với những việc nhỏ bé vụn vặt thì sẽ bỏ lỡ mất những việc lớn lao, đó cũng là một loại biểu hiện của thất bại.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ