Lúc đầu học mình còn lắm phèn, ngu mà cứ tỏ ra tinh vi, tinh tướng. Mình cứ nghĩ nói như gió là
giỏi. Và cuối cùng cũng được tỉnh
ngộ. Nói thì như gió đấy nhưng người khác nghe thì tiếng có tiếng không. Nói mà người ta nghe không hiểu. Mình chỉ
bắt chước nói theo những gì mình nghe được chứ không hề biết tại sao chúng được rút gọn, lúc nào lên, lúc nào xuống giọng. Nhấn từ nội dung
ở đâu …. Và thế cô giáo đã từ từ giúp mình khai sáng.
Sau khi nắm bắt được quy luật và quan sát người bản ngữ nói và
so sánh họ khi quan sát chính bản thân, mình rút ra được vài điều sau đây.
1. A good speaker is not a fast speaker
Không phải nói như gió, nói nhanh là nói giỏi. Mà là nói rõ ràng và
có thể làm cho người nghe hiểu được ý mà mình muốn nói bằng cách nói có chủ đích, nhấn nhá (
stress) và nói bằng những những nhóm
tư duy (thought groups).
Nếu nói nhanh là nói giỏi thì chắc có lẽ những rappers như Eminem
hay là Florida sẽ trở thành
tổng thống Mỹ chứ không phải
Obama.
2. A good speaker reads a lot
Chắc có nhiều bạn sẽ hỏi: sao học nói mà phải đọc nhiều?
Đơn giản là bạn chỉ có thể biết chính xác tiếng Anh được sử dụng như thế nào khi bạn nghe và nói cùng người bản ngữ. Nhưng
khổ nỗi là không có người bản ngữ nào rảnh cả ngày mà nói chuyện với bạn. Thế tại sao không phải là
đọc sách?
Đọc rất tuyệt vời. Nói chuyện với người bản ngữ thì bạn chỉ nghe được 1 lần vì
lời nói gió bay nhưng đọc thì bạn có thể xem lại nhiều lần cách mà các từ ngữ và cấu trúc được kết hợp để nêu lên
ý tưởng trong các ngữ cảnh cụ thể.
Nhưng quan trọng hơn hết khi bạn mua một quyển
sách về đàm thoại để đọc thì bạn nên có
mục tiêu trong đầu là tôi sẽ đọc để nói được những
cụm từ này, ý này nếu tôi gặp tình huống tương tự.
Đọc để Nói chứ không phải như đa số các bạn đang làm là đọc vì
tò mò, đọc để xem coi quyển sách này nó viết gì rồi thôi. Các bạn hãy đọc với
mục đích Nói xem nào. Mình tin các bạn sẽ có nhiều cải thiện đáng kể mà bạn đang đi tìm kiếm bấy lâu.
Ra
nhà sách mà mua về đọc mấy bạn.
Nhớ là đọc để nói được nghen.
3. A good speaker writes a lot.
Viết thì liên quan gì đến nói?
Rất là liên quan các bạn nhé.
Học giao tiếp là học giao và tiếp. Khi nghe, khi đọc là lúc bạn tiếp nhận
thông điệp. Khi nói, khi viết là lúc bạn giao thông điệp. Điều này có
nghĩa là nếu bạn nói như thế nào thì bạn sẽ viết như thế đấy. Vì ý
tưởng là như nhau nhưng khác nhau ở
hình thức thể hiện, viết hay nói.
Khi viết bạn sẽ hiểu hơn về
trình độ hiện tại của mình đấy. Khi nói bạn sai năm lỗi nhưng khổ nỗi lời nói gió bay nên bạn chỉ phát hiện được
ba lỗi bằng cách nghe. Còn viết ra thì năm lỗi sẽ hiện rõ trên giấy, không
mất đi đâu cả.