Nguyên tắc nằm lòng bố mẹ dạy trẻ phải nhớ để tránh bị bắt cóc

11/05/2017   2.530  4.5/5 trong 2 lượt 
Nguyên tắc nằm lòng bố mẹ dạy trẻ phải nhớ để tránh bị bắt cóc
Thời gian gần đây, liên tiếp rộ lên những thông tin về các vụ bắt cóc trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo, tiểu học. Bố mẹ nên dạy con những kĩ năng gì hàng ngày để trẻ có thể đối phó và biết cách tự bảo vệ mình kẻ xấu?


Cha mẹ dạy trẻ nói không với các món quà

 
Cha mẹ hãy dạy trẻ nói “không” với các loại quà bánh, truyện tranh, tiền bạc, hay lời rủ đi chơi công viên, trung tâm vui chơi,.. của người lạ. Tức là cha mẹ phải dạy trẻ không nên nhận các món quà như đồ chơi trẻ em hay các loại bánh kẹo, và các lời rủ rê trẻ đi chơi …mà không có người thân bên cạnh. Đặc biệt, cha mẹ cần giải thích cụ thể cho trẻ biết, hiểu rõ được “Người lạ” ở đây là ai? Người lạ ở đây là những người trẻ chưa từng gặp cùng cha mẹ trước đó, là những người không được cha mẹ giới thiệu với trẻ, là những người có thể tự xưng là bạn của bố mẹ khi không có mặt bố mẹ.
 

Chạy xa khỏi chiếc xe lạ theo chiều ngược lại
 

Các phụ huynh nên dạy con không lên xe người lạ. Đây là quy tắc quan trọng. Ngoài ra, trẻ cũng nên biết thêm một quy tắc khác: Nếu phát hiện ôtô lạ bám theo và người bên trong đang cố gắng thu hút sự chú ý, con phải chạy thật nhanh theo hướng ngược lại chiều chuyển động của xe. Việc này sẽ giúp con có thời gian cầu viện sự giúp đỡ của người xung quanh.
 

Đặt mật khẩu gia đình
 

Nếu ai đó nói với con bạn: "Đi theo cô. Cô sẽ đưa cháu đến chỗ bố và mẹ" thì điều đầu tiên trẻ cần làm là hỏi người lạ: "Bố mẹ cháu tên gì? Mật khẩu gia đình chúng cháu là gì?". Phụ huynh nên đặt một mã số cho những tình huống khẩn cấp, ví dụ trong trường hợp bạn cần nhờ người quen đón bé. Hãy đặt một cụm từ nào đó khó đoán, chẳng hạn "mèo vàng lông mịn".
 

Dạy bé biết kể chuyện, tâm sự với bố mẹ thường xuyên
 

Hãy lắng nghe các câu chuyện kể của bé thường xuyên về trường lớp, bạn bè để hiểu con hơn. Từ đó bố mẹ sẽ kịp thời dạy dỗ, uốn nắn để con có thái độ sống tích cực, chơi với bạn tốt, tránh làm bạn với những kẻ xấu.
 

Cài phần mềm quản lý
 

Những chức năng như định vị GPS cho phép bạn biết vị trí chính xác của con và mức pin còn lại trong điện thoại của bé.
 

Đeo đồng hồ có nút báo khẩn cấp
 

Các thiết bị điện tử có nút báo khẩn cấp thường được thiết kế dưới dạng đồng hồ, móc treo chìa khóa, vòng cổ hay vòng tay. Với những thiết bị đặc biệt này, các bậc cha mẹ có thể biết được vị trí của con.
 

Cha mẹ nên cho trẻ xem video
 

mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những bé khác gặp phải khi không ở cùng bố mẹ của mình. Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ khi bé xem những video này để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong những tình huống tương tự có thể xảy ra với trẻ nếu trẻ gặp phải.
 

Hét to 'cháu không quen ông ta/cô ta'
 

Mẹ cần dặn con, khi bị người lạ túm tay kéo đi, con nên chống cự lại bằng cách: Cắn, đá, cấu và cố gắng thu hút sự chú ý của người xung quanh bằng mọi giá. Trẻ cũng nên hét to: "Cháu không quen ông ta/cô ta" để thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
 

Giữ khoảng cách khi nói chuyện với người lạ
 

Trẻ nên được dạy quy tắc không nói chuyện với người lạ. Nếu cần giao tiếp, con không được kéo dài cuộc nói chuyện quá 5-7 giây, sau đó phải chạy tới địa điểm an toàn. Trong lúc nói chuyện, con luôn phải giữ khoảng cách với họ từ 2 m đến 2,5 m. Trong trường hợp người lạ cố tiếp cận gần hơn, tốt hơn hết con nên lùi lại. Mẹ hãy thực hành tình huống đó với con và chỉ cho bé biết khoảng cách 2 m - 2,5 m là bao xa.
 

Quảng cáo

Theo phunutoday

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Bạn có đang bị nhốt trong khung tư tưởng của bố mẹ không?
Đối với con cái, cha mẹ chính là những vị thầy đầu tiên, cũng là những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với trẻ. Cũng vì lẽ đó, biết bao người trẻ đang bị “mắc kẹt” trong chính tư tưởng của cha mẹ mình.

Giáo dục con trẻ chỉ gói gọn trong 4 câu
Giáo dục của Nhật Bản đã và đang trở thành hình mẫu lý tưởng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy, điều gì đã tạo nên sự thành công đó? Câu chuyện của một vị hiệu trưởng dưới đây có thể phần nào khiến người ta minh bạch.

Trẻ bao nhiêu tuổi mới nên cho dùng smartphone?
Khác với các thế hệ trước đây, trẻ em ngày nay vốn được thấy và tiếp xúc với thiết bị công nghệ từ bé. Tuy vậy, mỗi gia đình lại có cách nghĩ khác nhau về vấn đề cho trẻ dùng smartphone này.

Có thể bạn cần

Muốn có giấc ngủ tròn đầy hãy nuôi dưỡng thiện tâm

Muốn có giấc ngủ tròn đầy hãy nuôi dưỡng thiện tâm

Chân ngay không sợ giày lệch, thân chính không sợ bóng nghiêng, tâm chính không sợ sét đánh, người chính không sợ thế loạn. Sống ở đời, ngay chính là điều mỗi người cần khắc cốt ghi tâm.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ