Trong loạt bài viết về cây sả, PV có cuộc phỏng vấn với BS Đông Y Nguyễn Hữu Trường, Phó Giám đốc công ty Đông Nam Dược Bảo Long, Tp.HCM về những tác dụng cụ thể của củ sả với sức khoẻ con người.
- Thưa BS, cây sả được biết đến là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt và cũng được coi là một loại cây thuốc trong Đông Y, vậy BS có thể cho biết tác dụng chữa bệnh của cây sả và cách sử dụng cụ thể như thế nào ạ?
- Đúng vậy, củ sả được là cây thuốc gần gũi trong
cuộc sống hàng ngày của người Việt chúng ta nhưng nhiều người không để ý.
Trong Đông Y, sả có rất nhiều tác dụng. Cụ thể như:
1. Giúp làm khỏe đường tiêu hóa
Theo Đông y, cây sả có vị the, hơi cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, chống viêm, thông tiểu tiện, tiêu đờm. Vì vậy mà cây sả có thể giúp ta làm ôn ấm và khỏe đường tiêu hóa. Cụ thể là khi bạn gặp các triệu chứng của đường tiêu hóa yếu như: ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Bạn có thể dùng 30 – 50g sả tươi sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày hoặc dùng 3-6 giọt tinh dầu sả hòa với nước đun sôi để nguội uống để chữa trị các triệu chứng trên.
2. Hỗ trợ hạ huyết áp
Cây sả có tác dụng lợi tiểu, nhờ đó có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên do bệnh cao huyết áp dễ gây ra các biến chứng đột ngột rất nguy hiểm, vì vậy bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị cao huyết áp sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Và chúng ta dùng thêm sả như là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
3. Giảm cân
Như trên ta biết cây sả có tính ấm, khi dùng sả giúp cơ thể gia tăng quá trình tiêu hao năng lượng, từ đó làm giảm dần lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện, tiêu đờm của sả lại giúp cho cơ thể tăng cường bài tiết và đào thải từ đó giúp hạn chế sự hấp thu của các thành phần lipit có trong thức ăn vào đường ruột. Vì vậy, khi dùng sả thường xuyên cũng có tác dụng giảm cân đáng kể.
4. Khử mùi và xua đuổi côn trùng trong nhà
Sả có thể dùng làm gia vị, dùng làm thuốc chữa bệnh nên rất lành tính. Vì vậy, việc dùng tinh dầu sả trong phòng ngủ hay phòng tắm thường xuyên chắc chắn sẽ không gây hại cho sức khỏe Trái lại, tinh dầu sả với mùi thơm dễ chịu, tươi mát không chỉ giúp ta khử mùi, tạo ra không thư giãn, thoải mái mà còn là giải pháp hữu hiệu để xua đuổi các loại côn trùng gây hại.
5. Giải rượu
Sả có tác dụng giải độc rượu rất nhanh. Với nam giới, khi bị say rượu, bạn có thể dùng sả giã nhỏ, vắt lấy nước uống sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
- Thưa BS: Khi sử dụng sả để chữa bệnh, có cần phải lưu ý gì không ạ? Những trường hợp như thế nào thì không được dùng cây sả?
"Do sả có tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi nên chỉ thích hợp dùng để trị các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra. VD: Khi bạn bị cảm lạnh do đi mưa hoặc do nhiễm lạnh, có các triệu chứng như: sợ lạnh, rét run, không ra mồ hôi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong, đờm trong loãng bạn có thể dùng sả xông hoặc sắc uống giúp giải cảm hàn rất tốt.
Tính ấm và tác dụng làm ra mồ hôi của sả sẽ làm hao khí và tân dịch nên các trường hợp cơ thể hư nhược và các chứng bệnh do nhiệt gây ra như: cảm nhiệt hay cảm nắng chúng ta không nên dùng sả uống hoặc xông".
- Thưa BS, hiện nay, ngày nay, nhiều người dùng tinh dầu sả để
tiết kiệm thời gian. Vậy BS có thể chia sẻ cho độc giả biết dùng tinh dầu sả thế nào là đúng cách và để phát huy tác dụng tối đa?
- " Các loại tinh dầu nói chung đều có đặc điểm là rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy nếu bạn dùng tinh dầu để uống hoặc xông hơi, xông tắm thì chúng ta nên cho tinh dầu vào sau cùng sau khi đã đun xong nước sôi. Và chúng ta cũng đừng quên đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng tinh dầu sả. Như vậy sẽ giúp ta phát huy được các tác dụng của tinh dầu sả một cách tốt nhất".
Xin cảm ơn BS về những chia sẻ trên!