Cách ứng xử thường gặp của người Việt với con trẻ

06/08/2015   2.620  4.9/5 trong 5 lượt 
Cách ứng xử thường gặp của người Việt với con trẻ
Chúng ta nên xem lại cách nói với con cháu để sao cho việc giúp con dạy cháu không còn phải băn khoăn trong các gia đình.

Trước đây, để giới thiệu về vợ mình, người ta nói: "Đây là nhà tôi...". Vào nhà ai thay vì: "Cháu chào bác", có thể nói: "Hôm nay bác ở nhà một mình à" - "Bác không đi đâu à" - "Bác ăn cơm chưa à"... chính vì thế nên để nói lời cảm ơn và xin lỗi khi đó đều rất khó với mọi người.
 
Nay đã có chuyện vui (nghe cách trao đổi mua một tờ báo mà sửng sốt):
 
- Có Phụ nữ không?
- Có Thanh niên không? 
- Có Sinh viên không?
- Có Hoa học trò không?
 
Người bán báo thì trả lời: "Đều có sẵn... à, Công an và Pháp luật không có...!".
 
Trong đời sống hàng ngày, cách nói quá, nói ẩn dụ, nói chệch, nói bóng gió vô cùng đa đạng... Nhất là trong ứng xử với con trẻ hiện nay vẫn còn rất nhiều ông bà và một số cha mẹ vẫn hay dùng.
 
- Thay vì nhắc cháu chào, lại hỏi: "Sao mày trố mắt ra thế?".
- Thay vì nhắc cháu sạch sẽ lại nói: "Cho mày chết vì bẩn!".
- Thay vì nhắc cháu cẩn thận: "Rồi có ngày lộn cổ cho mà xem".
- Thay vì muốn cháu ăn nhanh: "Có ăn không bà đổ luôn đi bây giờ".
- Thay vì muốn cảnh báo nguy hiểm với vật nuôi: "Nào ra đấy rồi nó cắn cho chết".
- Thay vì dạy cháu gọi khi tè: "Cứ lụt lội như thế này!".
- Thay vì muốn nhắc nhở cháu cho ngoan: "Mày giống y như mẹ mày...".
- Thay vì gọi cháu dậy: "Nào còn ngủ đến bao giờ đây!".
- Thay vì muốn cháu không nghịch: "Trời ơi có yên cho tôi không?".
- Thay vì muốn cháu ngủ: "Mắt cứ chong chong thế này à".
 
- Cháu hỏi ông: "Tại sao đốt lửa vào quả pháo nó lại kêu". Ông nói: "Bây giờ ông đốt đít mày, mày có kêu không?".
- Cháu nghịch mâm (trẻ nào chẳng thích) ông thường nói: "Rồi cả nhà mất ăn vì mày".
- Khi cảnh báo nguy hiểm không được, cháu ngã ông bà hay nói: "Cho nó chết".
 
- Thay vì dạy cháu xin lỗi thường nói đánh cho nó chừa đi.
- Thay vì dạy cháu đối đáp lại nói: "Nó cứ câm như hến".
 
Lớn hơn:
 
- Thay vì nhắc cháu đi lâu không về: "Tưởng mày chết ở đâu rồi".
- Thay vì nhắc cháu ham chơi: "Cứ ôm cái đấy xem có no không?".
- Thay vì nhắc học bài: "Không học rồi sau có mà đi ăn mày".
- Thay vì muốn cháu nghe lời: "Đúng là nước đổ lá khoai. Nước đổ đầu vịt...".
- Thay vì nhắc cháu chọn bạn mà chơi: "Quân đàn đúm, quân mất dạy, quân túm năm tụm ba...".
 
Cách nói ước lệ, bắc cầu, ví von, đậm nét của ngữ pháp Việt không còn phù hợp cho tốc độ phát triển hội nhập và ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp của trẻ. Tại các vùng ngoại ô và nông thôn, các gia đình sống Tam đại đồng đường rất phổ biến. Việc ông bà nhắc nhở con cháu là rất tốt, nhưng kiểu nhắc đậm chất Việt Nam luôn ảnh hưởng rất lớn với trẻ em và gây bức xúc cho bố mẹ các bé trong quá trình dạy trẻ giao tiếp hội nhập với xã hội hiện đại...
 
Chúng ta nên xem lại cách nói với con cháu để sao cho việc giúp con dạy cháu không còn phải băn khoăn trong các gia đình.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

4 thói quen khiến bạn xua đuổi mọi mối quan hệ tốt đẹp quanh mình
Đôi khi chúng ta không nhận ra rằng mình đang đẩy người khác đi ra xa. Nhưng dù bạn vô tình hay cố ý thì chắc chắn mọi chuyện đều có lý do của nó. Hãy xem xét 4 lý do dưới đây để biết rằng bạn có đang đẩy mọi người ra xa mình hay không, qua đó thay đổi và sống tích cực ...

Thư con gửi mẹ
Vợ của anh vì một lý do ngoài ý muốn đã qua đời được 4 năm, anh vì không có cách nào có thể chăm sóc được bố mẹ nên cảm thấy chán nản và mệt mỏi.

6 công thức xử thế vạn năng giúp nhân duyên ngày càng tốt đẹp
Giữa con người với nhau đôi khi chỉ vì giao tiếp không thông thuận mà dẫn đến hiểu lầm. Bởi vậy, nếu nắm vững được đạo xử thế thì có thể sẽ xây dựng được những mối nhân duyên tốt đẹp.

Có thể bạn cần

Chuyện hai bán cầu não bộ

Chuyện hai bán cầu não bộ

Nếu bạn có con học trường quốc tế, sẽ thấy đứng đầu lớp thường là hạc sinh Hàn Quốc. Bí mật của HS Hàn Quốc là kỹ năng điều khiển 2 bán cầu não.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ