10 tinh hoa lưu truyền ngàn năm của Lão Tử

14/08/2017   2.826  3.93/5 trong 7 lượt 
10 tinh hoa lưu truyền ngàn năm của Lão Tử
Lão Tử là người sáng lập Đạo giáo và được coi là một trong những triết gia hàng đầu của Trung Quốc. Tư tưởng của ông được thể hiện chỉ trong khoảng 5.000 từ của Đạo Đức Kinh, nhưng đã gây biết bao ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ từ trước tới nay. Dưới đây là 10 tinh hoa lưu truyền ngàn năm của Lão Tử.


1. Biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì

 
Lão Tử viết: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”. Nghĩa là biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì. Trái lại, một người mà không biết đủ thì sẽ luôn luôn cảm thấy thiếu thốn.
 
Một người thiện tâm có thể không có nhiều của cải, tài sản, xe hơi hay tiền tiết kiệm, nhưng anh ta biết thế nào là đủ thì sẽ vui hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
 

2. Đạo của thánh nhân: Làm mà không tranh giành

 
Lão Tử viết: “Thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh. Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”, tức là Đạo của bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành. Vì không tranh giành, cho nên thiên hạ không ai tranh giành với mình. Lão Tử viết: Nguyên tắc làm việc của người lãnh đạo là làm mà không tranh đoạt. Chính vì không tranh đoạt cho nên thiên hạ cũng không có ai tới tranh đoạt với mình.
 
Cũng giống như Lão Tử viết: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo”, là có ý nói: Cảnh giới cao nhất của thiện hạnh là giống như đặc tính của nước. Nước không tranh giành lợi với vạn vật, nằm ở nơi mọi người không chú ý, cho nên nước là gần với Đạo nhất.
 
Người không tranh giành, ngược lại, lại thắng được người khác là bởi vì mỗi việc làm của họ đều là phù hợp với bản tính con người, lợi người chứ không hại người.
 

3. Biết lúc nào nên dừng thì không nguy mà có thể sống lâu

 
Lão Tử viết: “Tri chỉ khả dĩ bất đãi”. Ý tứ chính là một người mà biết dừng lại đúng lúc thì có thể không bị nguy hiểm.
 
Lão Tử viết: Biết dừng lại đúng lúc thì có thể không lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Bởi vì không đạt đến mức cuối cùng cho nên có thể tái sinh. Sự vật gì khi đạt đến mức cuối cùng thì đều sẽ đi về xu hướng suy yếu tử vong.
 

4. Biết người là trí, biết mình là minh

 
Lão Tử giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh. Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường”. Tức là, kẻ biết người được gọi là trí, tự biết mình được gọi là minh. Thắng người là người có sức mạnh, thắng mình là người mạnh.
 
Một người thành công phải tự biết mình và thắng được bản thân mình. Một người quản lý nếu như thiếu khả năng này sẽ rất khó để quản lý hữu hiệu.
 

5. Không làm gì mà không gì là không làm

 
Lão Tử giảng: “Vô vi nhi vô bất vi”, không làm gì mà không gì là không làm. Lão Tử viết: Không trái với quy luật, thì không gì là không thể làm được. Lão Tử còn viết: ‘Thượng sĩ nghe Đạo cần nhi hành chi” ý nói, bậc thượng sĩ nghe Đạo liền nỗ lực thực hành theo.
 
Rốt cuộc, Lão Tử muốn khuyên rằng cần nắm chắc quy luật và dùng nó để chỉ đạo thực tế mà không phải là nói suông. Lão Tử cũng viết rằng: Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Vô vi, cuối cùng chính là tuân theo quy luật tự nhiên để làm việc, cũng chính là thuận theo tự nhiên.
 

6. Nói nhiều cũng chẳng hết, thà giữ lấy Trung

 
Lão Tử giảng: “Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung”. Càng nói nhiều, càng không sao nói hết được, thà là giữ lấy cái Trung.
 
Lão Tử viết rằng, nói nhiều thì 5 lần 7 lượt sẽ gặp lúc lúng túng không nói gì, chẳng thà tuân thủ đạo trung dung (trung là không ngả về một thái cực nào, dung là dung hòa, thích hợp với hoàn cảnh). Đặc biệt là lời nói suông, trống rỗng thì càng không nên nói.
 

7. Con người khi mới sinh thì mềm mại, mà khi chết thì cứng ngạnh

 
Lão Tử viết: “Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử giả kiên cường”. Con người khi mới sinh thì ai cũng mềm yếu, mà khi chết thì cứng ngạnh.
 
Lão Tử cũng viết: Vạn vật cây cỏ mới sinh thì mềm dịu, mà khi chết thì khô héo. Bởi vậy, cứng và mạnh là bạn của chết, mềm và yếu là bạn của sự sống.
 
Cho nên binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì ắt sẽ dễ bị gãy. Cứng và mạnh ở bậc dưới còn mềm và yếu là ở bậc trên, cũng giống như “lấy nhu khắc cương”, “lấy mềm mại nhu hòa thắng cứng ngạnh”.
 

8. Lấy ngay thẳng trị nước, lấy biến hóa dùng binh, lấy vô sự được thiên hạ

 
Lão Tử giảng: “Dĩ chính trì quốc, dĩ kỳ dụng binh, dĩ vô sự thủ thiên hạ”, chính là đạo lấy ngay thẳng để trị nước, lấy biến hoá để dùng binh, lấy vô sự được thiên hạ.
 
Theo tư tưởng của Lão Tử: Thiên hạ càng nhiều kỵ húy, thì dân càng nghèo. Dân càng lắm lợi khí, thì quốc gia càng tối tăm. Dân càng tài khéo, vật lạ càng nẩy sinh, pháp lệnh càng rõ rệt, trộm cướp càng sinh ra nhiều. Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta ưa tĩnh mà dân tự chính. Ta không làm mà dân giàu. Ta không có dục vọng mà dân tự động trở nên chất phác.
 

9. Giỏi dùng người là biết hạ mình dưới người

 
Lão Tử giảng: “Thiện dụng nhân giả vi chi hạ”, tức là người giỏi dùng người là người phải biết hạ mình ở dưới người.
 
Lão Tử cũng viết rằng: Người lãnh đạo giỏi dùng người là phải đặt mình ở dưới người. Còn nếu như chỉ cân nhắc tư lợi cho bản thân mình, không tôn trọng người khác, không thiện với người làm cho mình thì chính là đang đặt mình ở “vị thế cao”.
 
Người mà một khi đã đặt mình ở vị thế cao, người khác ở vị thế thấp thì sao có thể lấy được lòng người?
 

10. Trị người thờ trời, không gì bằng tiết độ

 
Lão Tử giảng: “Trì nhân sự thiên mạc nhược sắc”. Theo Lão Tử, việc quản lý thống trị dân chúng là có liên quan mật thiết với Trời và Đất. Biện pháp tốt nhất chính là không gì bằng nông canh. Cũng chính là nói đến việc phải thuận theo quy luật sinh trưởng và thu hoạch của cây trồng, đừng cưỡng ép nó. Thuận theo yêu cầu cần phát triển của nó mà chăm sóc, tưới nước cho nó. Làm được như vậy thì cây trồng tất nhiên sẽ phát triển tốt và cho mùa màng bội thu.
 
Tương tự như vậy, người cai trị khi dẫn dắt dân chúng hoàn thành đại nghiệp cũng phải thuận theo nguyên tắc thì mới có thể thu được thành quả to lớn.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

10 Mẹo để giải quyết những điều khiến bạn suy tư trăn trở
Một khi bạn bị mắc kẹt trong vòng tròn suy nghĩ luẩn quẩn thì sẽ chẳng dễ dàng gì thoát khỏi nó. Nếu bạn rơi vào vòng lặp suy nghĩ như vậy, việc quan trọng là bạn phải ngăn chặn chúng càng nhanh càng tốt, không cho chúng trở nên trầm trọng hơn.

Để có được sự trung thành của nhân viên thế hệ Y
Nhân viên thế hệ Y thường được mô tả là những người không có kỷ luật, chỉ suy nghĩ đến những đặc quyền, đặc lợi của cá nhân và… lười biếng. Tuy nhiên, Peter Economy - tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về quản trị, một cây bút thường xuyên của tạp chí Inc. cho rằng ...

Đường đi ngàn dặm, bắt đầu từ bước đầu tiên
Lão tử có câu rằng, “Đường đi ngàn dặm, bắt đầu từ bước đầu tiên”, (thiên lý hành trình thủy vu túc hạ). Câu nói ngắn gọn, hàm nghĩa sâu xa cũng là lời nhắn nhủ cho những ai đang muốn mở ra 1 con đường.

Có thể bạn cần

Liệu mọi người có thể thay đổi vận may của mình hay không?

Liệu mọi người có thể thay đổi vận may của mình hay không?

Những người may mắn có thể tạo ra vận may cho chính mình bằng việc trở nên năng động hơn để tận dụng tối đa cơ hội bất ngờ.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ