8 câu chuyện ngắn kinh điển, ẩn chứa nhân sinh cả một đời người

25/05/2019   1.806  4.2/5 trong 5 lượt 
8 câu chuyện ngắn kinh điển, ẩn chứa nhân sinh cả một đời người
8 câu chuyện này tuy ngắn nhưng đầy tính triết lý! Nếu có dịp, hãy ngồi cùng bạn bè đàm luận, thưởng thức nhé!


Câu chuyện thứ 1:

 
Có một ông cụ thường đến một cửa hàng tạp hoá để mua báo, nhưng lần nào cũng vậy, nhân viên bán hàng luôn giữ thái độ lạnh tanh, không thèm nói dù chỉ 1 câu.
 
Bạn bè của ông cụ thấy vậy liền hỏi: “Sao ông không đến chỗ khác mà mua?”
 
Ông cụ nghe xong, cười nhẹ một cái rồi bảo: “Chỉ vì giận dỗi với cậu ta mà tôi phải cuốc bộ thêm một quãng nữa để mua, vừa phiền phức, lại vừa lãng phí thời gian. Vả lại, cư xử không lễ phép là vấn đề của cậu ta. Vì sao mà tôi lại phải vì cậu ta mà thay đổi tâm tình của mình cơ chứ?”
 
Cảm ngộ: Chúng ta không nên chỉ vì hành vi, thái độ của người khác mà khiến mình trở nên buồn bực. Cũng không nên chỉ vì những việc không như ý mà ảnh hưởng trạng thái vui vẻ, hạnh phúc của chính mình.
 

Câu chuyện thứ 2:

 
Thiền sư hỏi: “Bầu trời lớn không?”
 
Đệ tự: “Dạ, lớn.”
 
Thiền sư lại hỏi: “Lá cây lớn không?”
 
Đệ tử: “Thưa, không lớn.”
 
Thiền sư lại hỏi tiếp: “Thế bầu trời có thể che tầm mắt người không?”
 
Đệ tử: “Dạ, không thể.”
 
Thiền sư cuối cùng hỏi: “Vậy lá cây có thể che tầm mắt người không?”
 
Đệ tử: “Dạ, có thể.”
 
Cảm ngộ: Che tầm mắt con người, làm tâm trí người ta mất phương hướng, ngăn trở mọi người tiến lên, thông thường chỉ là một vài chiếc “lá cây” mà thôi. Đôi khi cũng chỉ là một chút phiền phức khó chịu, một bước nhỏ gập ghềnh.
 

Câu chuyện thứ 3:

 
Có người hỏi: “Phiền Trì là do ai dẫn dắt?”
 
Người khác nói: “Là Khổng Tử đấy.”
 
Lại hỏi: “Phiền Khoái là do ai dẫn dắt?”
 
Trả lời nói: “Là Hán Cao Tổ đấy.”
 
Cuối cùng hỏi: “Phiền Não là do ai dẫn dắt?”
 
Trả lời nói: “Cái này chính là tự bản thân đấy.”
 
Cảm ngộ: Thế gian vốn vô sự, mọi sự đều có cách giải quyết. Con người ta chỉ vì những điều chưa xảy ra mà tự tìm phiền não. Nếu bạn có thể tìm ra cách thoát khỏi rắc rối, vậy cứ làm thôi; còn nếu bạn không có khả năng thay đổi sự tình, vậy thì cứ kệ nó đi. Làm như vậy, thì còn gì để phiền não nữa đây?
 

Câu chuyện thứ 4:

 
Một giọt mực rơi vào một ly nước trong, ly nước này lập tức đổi màu, không thể uống nữa.
 
Một giọt mực hòa vào biển lớn, biển cả vẫn xanh thẳm không chút thay đổi.
 
Tại sao vậy? Bởi vì độ lượng của chúng là không giống nhau.
 
Lúa còn xanh thì ngẩng cao đầu, lúa chín nặng hạt thì cúi đầu xuống thấp.
 
Vì sao vậy? Bởi vì phân lượng không giống nhau.
 
Cảm ngộ: Tha thứ cho người khác, chính là độ lượng. Bản thân khiêm tốn, chính là phân lượng; hợp lại, chính là một người chất lượng.
 

Câu chuyện thứ 5:

 
Con chuột cùng con ong vàng kết nghĩa huynh đệ, bèn mời một anh tú tài đến làm chứng, tú tài bất đắc dĩ đi đến, chỉ được xếp ở vị trí thứ ba.
 
Bằng hữu hỏi anh ta: “Ông bạn vì sao cam tâm ở phía dưới bọn chuột nhắt thế?”
 
Anh tú tài trả lời: “Hai người bọn họ, một đằng thì toàn là chui vào, một đằng thì toàn là đi chích, tôi cũng chỉ đến làm cho bọn họ một chút vậy thôi.”
 
Cảm ngộ: Tuyệt đối không nên đắc tội với tiểu nhân. Đắc tội với tiểu nhân, tiểu nhân sẽ dây dưa mãi không dứt, rồi ngấm ngầm ngáng chân, trăm phương ngàn kế hãm hại. Cho nên, muốn bảo toàn tính mạng, nhất định phải biết giữ hoà khí với tiểu nhân, kết giao với những người tốt.
 

Câu chuyện thứ 6:

 
Có một đứa bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ thật xinh đẹp”.
 
Người mẹ hỏi: “Vì sao vậy?”
 
Đứa bé nói: “Bởi vì hôm nay mẹ không tức giận.”
 
Cảm ngộ: Xinh đẹp vốn dĩ rất đơn giản, chỉ cần không tức giận là được rồi. Người mà có thể giữ cho mình không tức giận, chính là trí tuệ và xinh đẹp rồi!
 

Câu chuyện thứ 7:

 
Khi đổ sữa bò đầy vào ly thủy tinh, mọi người nói đây là sữa bò.
 
Khi đổ dầu đầy vào ly, mọi người lại nói đây là dầu.
 
Chỉ có lúc cái ly không chứa gì, mọi người mới nhìn đến cái ly.
 
Cảm ngộ: Khi trong lòng chúng ta chứa đầy học vấn, tài phú, quyền thế, thành tựu và thành kiến, thì không còn là chính mình nữa rồi. Tiền tài, địa vị suy cho cùng cũng chỉ là vật ngoại thân, trở về với bản tính của chính mình, trở nên chân thành, lương thiện mới là điều chúng ta nên làm.
 

Câu chuyện thứ 8:

 
Có một nhóm người nọ đi vào trong sa mạc để đào vàng. Tất cả mọi người đều bước đi một cách nặng nề, thống khổ, duy chỉ có một người luôn tỏ ra vui vẻ.
 
Người khác hỏi: “Anh vì sao lại có thể vui vẻ được như thế?”
 
Anh ta cười nói: “Bởi vì tôi mang đồ ít nhất.”
 
Cảm ngộ: Hạnh phúc thực ra rất đơn giản, trên con đường này, chỉ cần mang đi một ít đồ là được rồi.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Mọi thứ đều có thể làm lại từ đầu, kể cả từ sai lầm
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi…

10 bí quyết để sống hạnh phúc, rất gần mà cũng rất xa
Nhiều người cứ mải miết cả đời đi tìm hạnh phúc mà không biết rằng, hạnh phúc chỉ đơn giản nằm trong tầm tay mình.

Đây là lý do người Đan Mạch, Thụy Điển vẫn hạnh phúc mà không màng đến nhà lầu hay xe
‘Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều’, đó là quan niệm của người Bắc Âu.

Có thể bạn cần

5 người thầy nhất định phải nắm bắt trong đời

5 người thầy nhất định phải nắm bắt trong đời

Trên đường đời, mỗi bước đi đều không hề dễ dàng, sẽ luôn có những vấp váp, tổn thương… Ở mỗi giai đoạn, sẽ luôn có những vị “thầy” xuất hiện giúp bạn vượt qua. Họ không ở đâu xa, nhưng bạn nhất định cần nắm chắc.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ