Bài học từ việc làm từ thiện của tình nguyện viên Mỹ

23/07/2015   3.924  4.83/5 trong 3 lượt 
Bài học từ việc làm từ thiện của tình nguyện viên Mỹ
Mọi người trên chuyến xe cứu trợ không khỏi xúc động khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ.

Ngay lập tức, nhóm tình nguyện viên chúng tôi quay vào xe lấy quà cứu trợ trao cho cậu bé.
 
“Anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!” tình nguyện viên người Mỹ quát lớn.
 
Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm.
 
“Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. Tình nguyện viên người Mỹ hỏi cậu bé.
 
Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.
 
Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.
 
“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?“
 
Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.
 
Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.
 
“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.
 
“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.
 
Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…
 
Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:
 
“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên. Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”
Có thể nói hôm đó là một ngày dài đầy trải nghiệm.
 
Dường như những đứa trẻ đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây. Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà.
 
Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Gõ Kiến

Gõ Kiến

Gõ Kiến chăm chỉ


Là thành viên từ ngày: 30/03/2014, đã có 289 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Tại sao chúng ta lại phải biết cho đi?
Hãy “quên” khi “cho” để được an nhiên, vui vẻ. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp mới có.

Văn minh nào có khó gì
Cư xử thượng lưu là vui vẻ, lịch sự, từ thiện, cho đi, giúp đỡ....là cho mình cảm giác thoải mái chứ không phải để ý phản ứng của người khác.

4 thói quen phân biệt những người giàu có với những người chỉ đủ sống
Nếu bạn có một khoản tiền lương thì tất cả những gì bạn cần là có một kế hoạch tốt để làm giàu một cách từ từ.

Có thể bạn cần

5 phút thay thói quen, đổi cuộc đời

5 phút thay thói quen, đổi cuộc đời

Đôi khi, sự buồn chán, ảo não kéo tụt cả ý chí của con người và tâm trạng hưng phấn, tinh lực làm việc dồi dào chỉ cách nhau một đường mỏng manh. Chỉ bằng những việc làm nho nhỏ chỉ mất chừng 5 phút cũng có thể thay đổi cả một ngày, một tháng, hay thậm chí một đời người.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ