Cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi

12/07/2017   3.017  4.83/5 trong 3 lượt 
Cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi
Chúng ta thường nghĩ tu hành là phải buông bỏ hết thảy mọi thứ. Điều này hẳn làm cho nhiều người lo lắng vì nếu ai cũng như vậy thì có lẽ thế giới sẽ sụp đổ mất. Và vị đệ tử dưới đây đã đem thắc mắc ấy tới hỏi sư phụ của mình…


Đệ tử: “Thưa thầy đạo Phật khuyên người ta buông bỏ, cái gì cũng buông, buông bỏ hết mọi thứ đúng không?”
 
Sư phụ: “Không đúng”.
 
Đệ tử̉: “Vậy tại sao thường hay nói buông bỏ tất cả”.
 
Sư phụ: “Buông bỏ tất cả để làm gì?”
 
Đệ tử: “Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất e ngại! Cảm giác Phật Pháp khiến người ta có cái nhìn theo xu hướng tiêu cực. Có một vài người hỏi đệ tử: Nếu tất cả đều đặt xuống và buông bỏ hết, vậy tiền từ đâu mà có? Quần áo và thực phẩm từ đâu ra? Đều không lao động làm việc gì hết. Vậy thì thế giới này không phải là sụp đổ rồi sao?”
 
Sư phụ: “Mọi sự đều buông bỏ hết sẽ dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng sụp đổ”.
 
Đệ tử: “Như vậy phải làm thế nào?”
 
Sư phụ: “Thay thế và hoán đổi”.
 
Đệ tử: “Xin thỉnh Sư phụ minh thị chỉ rõ cho con”.
 
Sư phụ: “Con có thể khiến người ăn mày cam tâm tình nguyện buông bỏ chấp mê vào những đồng tiền đang nắm chặt trong tay họ không?”
 
Đệ tử: “Không buông bỏ, họ ôm giữ chặt”.
 
Sư phụ: “Con có thể dùng hòn sỏi đổi số tiền trong tay người ăn mày không?”
 
Đệ tử: “Không được”.
 
Sư phụ: “Tại sao vậy?”
 
Đệ tử: “Vì tiền đáng giá hơn”.
 
Sư phụ: “Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?”.
 
Đệ tử: “Thế thì được”.
 
Sư phụ: “Tại sao?”
 
Đệ tử: “Vì vàng đáng giá hơn”.
 
Sư phụ: “Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi. Nguyên nhân khiến người ta buông bỏ không được là vì không giành được thứ tốt hơn. Khi dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao giết mổ.
 
Dùng bố thí thay cho đòi hỏi, yêu sách con sẽ buông bỏ được tham lam. Dùng tín ngưỡng thay cho trống rỗng con sẽ buông bỏ được lạnh lẽo cô đơn.
 
Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, si mê con sẽ buông bỏ được chấp mê. Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được vọng niệm.
 
Dùng tùy hỷ, hảo tâm thay cho tật đố, con sẽ buông bỏ được ưu phiền.
 
Dùng nhẫn nhục thay cho oán giận, báo oán con sẽ buông bỏ được sân hận, hận thù.
 
Dùng từ ái thay cho tham ái, con sẽ buông bỏ được tâm bệnh.
 
Không hiểu được vấn đề bắt đầu khởi lên từ đâu sẽ không minh bạch biết rõ để buông bỏ. Muốn buông bỏ được gì đó, đầu tiên cần hiểu được là nó bắt đầu khởi lên từ đâu. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi”.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

20 câu nói có sức mạnh truyền cảm hứng của Martin Luther King
Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK; 1929 – 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Mỹ cũng như lịch sử đương đại của ...

Bạn thất bại là vì chưa dám can đảm sống như cây mao trúc
Bạn đang đi trên chuyến xe buýt có điểm đến mang tên “thành công”. Chỉ vì bạn phải đứng nên cảm thấy mệt mỏi hơn so với người đang ngồi. Tuy nhiên, bạn đừng vì thế mà cảm thấy mình kém cỏi, cũng đừng oán trách những người đang ngồi.

Người đàn ông và ba điều ước
Một người đàn ông từng sống trên thế gian và có ba điều ước: Có được một công việc thu nhập cao, lấy một cô vợ đẹp và trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới.

Có thể bạn cần

Ý nghĩa của việc đọc sách

Ý nghĩa của việc đọc sách

Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ