Theo một
nghiên cứu trong năm 2014 của các
nhà khoa
học Anh, việc đi
bác sĩ hoặc dùng kháng sinh khi bị đau họng là không cần thiết.
Lý
do là chỉ có một tỉ lệ nhỏ trường hợp bị đau họng là do nhiễm khuẩn, còn lại là do dị ứng, không khí khô và các virút thông thường như cúm và
cảm lạnh.
Do đó khi bị đau họng,
bạn có thể tự làm giảm cơn đau bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà, và chỉ nên đi bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm. Dưới đây là những
cách làm giảm đau họng bạn có thể áp dụng:
Nước muối
Marcia Degelman - tác giả cuốn Lý giải
sức khỏe và là nhà trị liệu tại Trung
tâm y tế ĐH California -
cho biết muối có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu cũng cho thấy súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng.
Trong
thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết 40% người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Nếu bị ngứa hoặc đau họng, bạn có thể pha 1 muỗng
cà phê muối vào 1/2 chén nước ấm và súc miệng trong 30 giây.
Mật ong
Mật ong không chỉ chứa nhiều
vitamin có
lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Theo các nhà nghiên cứu, mật hoa tự nhiên thật sự
hiệu quả hơn xirô
ho vì mật ong
bảo vệ cổ họng
tốt hơn.
Để giảm đau họng, bạn hãy pha một tách trà nóng và cho vào 1 thìa cà phê mật ong, thêm nửa
quả chanh vắt. Chanh là chất làm se, có tác dụng giúp màng nhầy của bạn co lại, do đó món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng của bạn.
Một nghiên cứu của
Nhật Bản phát hiện trong thịt gà có chứa một acid amin làm tan chất nhầy trong phổi,
giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn và khắc phục một
nguyên nhân rất lớn của chứng đau cổ họng: chảy nước mũi xuống họng.
Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Trung tâm y tế ĐH Nebraska cũng
chứng minh rằng phở gà thật sự có thể giúp chống lại một loại virút bằng cách hoạt động như một chất chống viêm.
Theo tác giả nghiên cứu Stephen Rennard, sự kết hợp của các loại
rau, thịt gà và nước dùng giúp cho món phở có tác dụng trên.
Tỏi
Tỏi có chứa allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt virút và vi khuẩn. Theo Degelman, bạn có thể ngậm một tép tỏi
sống trong khoảng 5-
10 phút khi thấy cổ họng có cảm giác ngứa để tránh bị nhiễm trùng.
Rễ cam thảo
Trong
đông y, rễ cam thảo
được dùng để điều trị
viêm họng, viêm loét và nhiễm virút trong nhiều thế kỷ, và nó đạt hiệu quả tốt nhất khi được pha với nước và súc miệng.
Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân súc miệng bằng nước rễ cam thảo ít bị đau họng sau phẫu thuật hơn so với những người chỉ
uống nước.
Bạn có thể mua rễ cam thảo ở dạng bột hoặc chất chiết xuất, pha với nước và súc miệng.
Kẽm
Ion kẽm là tác nhân kháng khuẩn, vì vậy giúp chống lại nhiễm trùng, Degelman
giải thích. Một nghiên cứu của
Phần Lan năm 2011 cho thấy viên ngậm kẽm giúp người cảm lạnh mau khỏi bệnh.
Ngoài ra theo Degelman, dùng nó cùng với vitamin C sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn chống lại các loại
bệnh tật.