Câu truyện thứ nhất: Danh hiệu đệ nhất
Trong buổi lễ tốt nghiệp, hiệu trưởng có công bố tên của học sinh xuất sắc nhất lên trên khán đài lĩnh thưởng. Thế nhưng, phải mất đến mấy lần gọi, cậu học trò kia mới từ từ bước lên khán đài.
Sau đó, thầy giáo mới hỏi cậu học trò rằng: “Trò bị sao vậy? Có phải là mắc bệnh gì rồi không? Hay là vừa rồi nghe không rõ?”.
Cậu học trò đáp: “Không phải, em sợ những bạn khác không nghe rõ”.
Danh và lợi chính là gông cùm xiềng xích đối với bao người. Liệu có mấy ai không dính mắc?
Câu chuyện thứ hai: Thành công
Một học sinh lớp 3 đã viết trong bài văn rằng nguyện vọng sau này của em là trở thành một nghệ sĩ hài. Trong cùng tình huống này, thầy giáo Trung Quốc thì quở trách: “Trẻ nhỏ mà không ôm chí lớn thì không thể dạy dỗ được”.
Nhưng thầy giáo nước ngoài lại nói: “Mong rằng trò có thể đem tiếng cười đến cho toàn thế giới”.
Chúng ta thân là những bậc trưởng bối, cần phải biết khích lệ động viên con trẻ, cũng đừng quá khắt khe đối với khái niệm thành công của chúng.
Câu chuyện thứ ba: Cái chìa khóa
Một ổ khóa lớn được treo trên cửa, dù có dùng sức lực mạnh đến đâu, cũng không cách nào mở nó ra được. Tuy nhiên, khi đưa chiếc chìa khóa, một vật dụng nhỏ bé tầm thường vào, chỉ cần gẩy nhẹ một cái, thì cái ổ khóa đã mở tung ra.
Nhiều người cảm thấy thắc mắc: “Vì sao chúng ta có dùng hết sức cũng không mở ổ khóa ra được, nhưng chiếc chìa khóa nhỏ bé này chỉ đưa vào là nó mở ra ngay?”.
Chiếc chìa khóa nói: “Bởi vì tôi hiểu rõ bên trong của nó nhất”.
Nội tâm của mỗi người, cũng giống như chiếc ổ khóa treo trên cửa kia, dù bạn có dùng mọi cách để tiến nhập vào cũng không thể được.
Chỉ có quan tâm, biến mình thành một chiếc chìa khóa tinh tế tỉ mỉ, mới có thể tiến vào nội tâm người khác, thấu hiểu người khác.