Tình trạng
ngáy khi
ngủ xảy ra khi dòng khí hít thở qua mũi và miệng bị ngăn cản hoặc tắc nghẽn.
– Thường xảy ra phổ biến ở những người nặng cân,
béo phì.
– Do mắc phải chứng viêm xoang mãn tính khiến người bệnh phải thở bằng miệng.
Một số biện pháp tránh ngủ ngáy
Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để “điều trị” tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm
cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Các
bạn cũng có thể
uống trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo mộc… Chúng không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cổ họng mà còn làm cho
giấc ngủ sâu hơn, từ đó “đẩy
lùi” tình trạng ngủ ngáy.
Làm thông mũi trước khi ngủ
Thở qua miệng thường gây ra ngáy, vì vậy bạn nên thử tập
thói quen thở bằng mũi của bạn. Đối với điều này, chúng tôi khuyên bạn nên thường xuyên làm thông thoáng mũi, và nếu cần thiết, sử dụng một số thuốc xịt mũi để làm thông đường hô hấp trước khi bạn đi ngủ.
Một điểm cộng thêm cho
phương pháp này là
chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ
được cải thiện và giúp bạn tránh những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Nằm nghiêng khi ngủ
Các
tư thế nằm ngửa có thể khiến cho lưỡi và vòm miệng có
xu hướng đổ xuống họng,
va chạm với thành họng gây ra âm thanh, tức tiếng ngáy trong khi ngủ. Chuyển qua tư thế nằm nghiêng sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
Nằm tựa đầu trên gối cao cũng là một cách giúp bạn cải thiện tình trạng ngáy, vì việc nâng đầu lên cao sẽ giúp đường thở thông thoáng hơn; không còn bị chèn ép bởi lưỡi và vòm miệng. Tuy vậy, bạn cần lưu ý chọn loại gối với kích cỡ
phù hợp và
thoải mái nhất với mình, bởi gối cao quá có thể gây mỏi cổ.
Chế độ
ăn uống cũng có thể liên quan đến việc ngủ ngáy của bạn. Tránh ăn quá nhiều và ăn những món khó tiêu hóa hay uống rượu bia trước khi đi ngủ. Rượu làm giãn các
cơ bắp cổ họng, làm tăng
khả năng ngáy.
Ngoài ra bạn có thể tập bài động tác sau để giúp đẩy lùi tật ngủ ngáy.
Bước 1: Đẩy đầu lưỡi chạm vào ngạc cứng của vòm miệng, rồi kéo trượt lưỡi về phía sau (20 lần).
Bước 2: Cuộn và ép toàn bộ mặt lưỡi chạm vào vòm miệng (20 lần).
Bước 3: Ép phần lưng lưỡi xuống sàn miệng, trong khi giữ đầu lưỡi chạm vào mặt trong của các răng hàm dưới (20 lần)
Bước 4: Nâng cao phần sau vòm miệng (ngạc mềm) và lưỡi
gà trong khi
phát âm nguyên âm “A” (20 lần).
Bước 5: Cho một
ngón tay vào khoang miệng và sử dụng cơ mút đẩy nó ra bên ngoài (20 lần mỗi bên).
Bước 6: Luân phiên nhai và nuốt hai bên,
cố gắng để lưỡi trong vòm miệng mà không co cuốn lại bất cứ khi nào ăn.