Có một người thanh niên trẻ tuổi là phóng viên đài truyền hình, thường hay tăng ca, giờ giấc ngày và đêm đảo lộn. Bởi vì ở cùng gia đình, cho nên mẹ của cậu ta thường xuyên lo lắng, thường xuyên nhắc nhở cậu: Phải nhớ ăn cơm, đừng ngủ quá trễ, lái xe phải cẩn thận…, cứ lải nhải như vậy lặp đi lặp lại cả ngày. Cậu ta vốn cũng không thấy khó chịu, nghe mãi thành quen. Nhưng mà đôi lúc cậu cũng không đủ kiên nhẫn, vừa nhìn thấy mẹ mình bèn vội lẩn tránh, để đỡ phải nghe nói rông dài tới nửa ngày.
Có một lần người thanh niên này đi đến Hoa Liên phỏng vấn vị pháp sư Chứng Nghiêm, nghe được pháp sư nói câu này, cậu cảm thấy rất có đạo lý. Pháp sư nói: “Nếu một người cha mẹ thường xuyên lo lắng cho con cái của họ, thì con của họ sẽ không có phúc khí; bởi vì phúc khí đều bị cha mẹ lo lắng mà rơi rớt mất”.
Vị pháp sư còn nói: “Nếu cha mẹ hi vọng con cái của mình gặp may mắn nhiều hơn, hãy chúc phúc cho đứa trẻ, mà không cần phải lo lắng”.
Người thanh niên nghe nói như vậy thì vô cùng hưng phấn, vừa về tới nhà lập tức kể lại lời của pháp sư Chứng Nghiêm cho mẹ của anh nghe. Anh nói, từ nay về sau, nếu mẹ vẫn còn tiếp tục lo lắng cho anh mà kêu ca cả ngày như trước nữa, thì anh nhìn thấy mẹ cũng sẽ không tiếp tục lẩn tránh, và cứ thế thì tai vạ sẽ đến nhiều hơn. Người mẹ nghe xong cũng giật mình hối hận.
Quả vậy, ý niệm trong lời nói càng tích cực thì mới hy vọng mang đến nhiều niềm vui và may mắn. Từ nay trở đi, chúng ta cần phải cẩn thận từng ý từng niệm đầu của mình. Bạn đối với con cái, người thân của mình, là lo lắng nhiều? hay là chúc phúc nhiều hơn?