Muốn thêm bạn bớt thù, trong giao tiếp cần ghi nhớ những điều tối kỵ

15/09/2017   2.672  4.75/5 trong 2 lượt 
Muốn thêm bạn bớt thù, trong giao tiếp cần ghi nhớ những điều tối kỵ
Có câu rằng: “Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì ăn nói từ tốn”. Trong giao tiếp hàng ngày, không thể muốn gì liền nói nấy, có những điều tối kỵ nhất định không thể nói ra, nếu nói ra sẽ có ngày mang họa.


1. Kỵ trên cao nhìn xuống

 
Hãy nhớ: Đừng bao giờ tự cho mình quyền nhìn người khác bằng ánh mắt của kẻ “bề trên”.
 
Dù bạn đứng ở vị trí cao tới đâu, sở hữu thân phận hay bối cảnh đặc biệt đến thế nào, cũng đừng bao giờ dùng ánh mắt và thái độ của một kẻ “bề trên” để giao tiếp với người khác.
 
Người biết đối đãi với mọi người một cách hài hòa, khiêm nhường sẽ nhận được sự tôn trọng từ tập thể.
 

2. Kỵ khoe khoang bản thân

 
Hãy nhớ: Đừng tự khoe khoang về bản thân mình.
 
Trong một cuộc nói chuyện, bạn không nên phô trương quá nhiều về thành tích, sở trường, xuất thân, bằng cấp, càng nên hạn chế việc thổi phồng bản thân để tránh gây phản cảm đối với người khác.
 
Cổ nhân có câu: “Núi cao còn có núi cao hơn”, người giỏi thực sự sẽ luôn biết khiêm tốn.
 

3. Kỵ thao thao bất tuyệt

 
Hãy nhớ: Đừng chỉ tự mình nói mãi về một chủ đề.
 
Người biết vận dụng nghệ thuật giao tiếp chính là người chú ý và nắm bắt được cảm xúc của đối phương.
 
Do đó, bạn không nên chỉ nói liên tục về một chủ đề mà họ không hứng thú, cũng không nên để cuộc giao tiếp rơi vào tình trạng sa đà vào câu chuyện mà chỉ bạn yêu thích.
 
Muốn bắt chuyện với người khác, cách thức đơn giản nhất là hãy nói những việc liên quan tới sở thích của họ. Đây cũng là cách để bạn rèn luyện kỹ năng chú ý và lắng nghe của mình.
 

4. Kỵ tự ý xen ngang

 
Hãy nhớ: Không xen ngang khi người khác đang nói chuyện.
 
Khi đang đứng ngoài một cuộc trò chuyện, bạn nên để người trong cuộc nói hết câu rồi mới đưa ra ý kiến.
 
Không chen ngang giữa chừng là một trong số những nguyên tắc giao tiếp căn bản để thể hiện thái độ tôn trọng của bạn với người nói chuyện và nội dung câu chuyện đang diễn ra.
 

5. Kỵ động tay động chân

 
Hãy nhớ: Đừng chỉ trỏ trong lúc đang nói chuyện.
 
Cử chỉ trong lúc trò chuyện cũng thể hiện thái độ giao tiếp của bạn. Những hành động chỉ trỏ vào mặt đối phương, cắn móng tay, thậm chí dùng tay để… ngoáy mũi sẽ khiến người đối diện mất cảm tình hoặc cảm thấy bạn thiếu lịch sự.
 
Vì vậy, hãy thực sự chú ý về những hành động dù là nhỏ nhất của mình trong lúc giao tiếp.
 

6. Kỵ phân tán tư tưởng

 
Hãy nhớ: Đừng mất tập trung khi đang nghe người khác nói chuyện.
 
Không phải ngẫu nhiên mà biết lắng nghe cũng được nhắc tới như một đức tính cần rèn luyện.
 
Trong giao tiếp, sự lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ nội dung câu chuyện và thể hiện sự tôn trọng đối với người nói.
 
Vì vậy, khi tham gia một cuộc trò chuyện, bạn nên tập trung lắng nghe và nhìn vào người đối diện, không nên nhìn ra chỗ khác hoặc tỏ ra mệt mỏi bằng các hành động như ngáp, than vãn… làm đối phương cảm thấy mất hứng.
 

7. Kỵ nói móc cười nhạo

 
Hãy nhớ: Đừng cười nhạo khi người khác lỡ lời.
 
Trong một cuộc nói chuyện, khi đối phương rơi vào tình thế “lỡ miệng”, bạn tuyệt đối không nên chế giễu họ, đặc biệt là ở nơi đông người.
 
Hãy luôn nhớ rằng có không ít người trở thành bạn nhờ một câu nói, nhưng trở mặt thành thù cũng chỉ vì một lời châm chọc.
 
Không chế giễu đối phương khi họ lỡ miệng, càng không nên coi đó là “chuyện cười” để đi kể cho người khác. Điều này sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ.
 

8. Kỵ chỉ trích ác ý

 
Hãy nhớ: Đừng chỉ trích ý kiến của đối phương ngay cả khi khác quan điểm.
 
Việc bất đồng quan điểm là điều thường xuyên diễn ra trong bất cứ một cuộc trò chuyện nào. Tuy nhiên, đối với ý kiến của người nói, dù đồng ý hay không thì bạn cũng diễn đạt một cách khéo léo.
 
Những mẫu câu mang tính chỉ trích thẳng thừng cần được hạn chế sử dụng để tránh gây ra tranh cãi. Ví dụ, thay vì nói “vấn đề này bạn sai rồi”, hãy dùng câu thay thế một cách nhã nhặn hơn: “Tôi có quan điểm khác với bạn, bạn thấy thế nào?”.
 

9. Kỵ dài dòng lan man

 
Hãy nhớ: Giao tiếp cần sự ngắn gọn, chú ý trọng tâm.
 
Để tránh mất thời gian của bản thân và đối phương, bạn không nên nói quá nhiều về các vấn đề ít liên quan và nên tập trung vào chủ đề chính của cuộc trò chuyện.
 
Điều này cũng khiến cho người nghe trở nên hứng thú và dễ dàng nắm bắt được trọng điểm, khiến cuộc nói chuyện đạt được mục đích của cả đôi bên.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Cách ứng xử với thành công và thất bại
Trong cuộc đời không có ai chỉ hoàn toàn thành công hoặc chỉ toàn là thất bại. Thành công và thất bại đan xen vào nhau như những mảng sáng tối tạo nên sắc màu của một bức tranh.

Những kiểu người như đám mây đen, bạn phải tránh càng xa càng tốt
Trong cuộc sống có những người đem đến niềm vui nhưng cũng có những cuộc gặp gỡ khiến bạn ước nó chưa từng diễn ra trong đời, những người bạn nên tránh càng xa càng tốt nếu không muốn họ "phá nát" cuộc sống hạnh phúc của bạn.

Học cách thuyết phục người khác theo phương pháp giải cứu con tin
Simon Horton, một chuyên gia thương lượng, giải cứu con tin đã chia sẻ cách thức để đàm phán hiệu quả trong bất kì tình huống nào.

Có thể bạn cần

Sự thật nghiệt ngã

Sự thật nghiệt ngã

Một đại gia kia, không may mất sớm, người vợ đem 19 tỷ thừa kế đi lấy anh lái xe của đại gia. Anh lái xe trong lúc hân hoan phát biểu: Trước kia,tôi cứ nghĩ rằng mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới chính là người làm thuê cho tôi

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ