Ban đầu,
thầy giáo cho mỗi
học trò một tờ giấy, sau đó bảo các em vo tròn tờ giấy lại.
Tiếp theo,
thầy giáo đặt một thùng rác ở phía trên chính giữa lớp học.
“Chỉ cần các em có thể
ngồi tại vị
trí của mình, ném cục giấy trên tay vào trong thùng rác này, người nào ném trúng có thể trở thành người thuộc tầng lớp thượng lưu”.
Sau đó, các em
học sinh ngồi phía cuối lớp
bắt đầu phản đối: “Như vậy là không
công bằng ạ”. Họ biết rằng các
bạn ngồi phía trước sẽ có nhiều
cơ hội ném cục giấy vào thùng hơn.
Tiếp đó, tất cả học sinh đều bắt đầu thử ném giấy, kết
quả đúng như dự đoán, đa phần các học sinh ngồi hàng trên đều ném giấy vào thùng
thành công (nhưng không hoàn toàn trúng 100%), còn các em ngồi ở hàng sau lại chỉ có một số ném vào
được.
Và thầy giáo
giải thích rằng: “Các bạn ngồi càng gần thùng rác thì tỉ lệ ném vào càng cao. Đây chính là cái mà người ta xem là
thế mạnh trong
xã hội. Các em có chú ý
hay không, tất cả những người
nghi ngờ về tính công bằng đều là những bạn ngồi ở phía dưới lớp?”.
Ngược lại, các học sinh ngồi phía trên cũng gần như không ý chú đến thế mạnh “bẩm sinh” của mình, những gì các em nhìn thấy chỉ có
khoảng cách ngắn ngủi giữa các em và chính
mục tiêu của mình.
Thầy nói tiếp: “Vì thế nên là một học sinh được
đi học, điều mà các em phải làm chính là để ý đến những ưu thế mà các em có. Sau đó
vận dụng thế mạnh được gọi là “
giáo dục” này để
cố gắng cống hiến cho xã hội cũng như tiếp tục không ngừng để
bảo vệ những người bị
lãng quên ở phía sau các em
do họ không có thế mạnh”.
Một trò chơi đơn giản nhưng lời giải thích đơn giản của thầy giáo lại là một bài học sâu sắc cho các em học sinh. Quan niệm này thật sự là điều rất cần trong xã hội, không được
xem nhẹ thế mạnh mình có mà phải biết sử dụng chúng và cố gắng để xã hội trở nên
tốt hơn.
Nếu mỗi người đều nghĩ một chút cho xã hội này chứ không chỉ cầu mong cho sự
giàu có và
thành đạt của bản thân thì xã hội này sẽ tốt
đẹp hơn.