Vi diệu là gì?

20/01/2016   90.642  3.17/5 trong 398 lượt 
Vi diệu là gì?
Gần đây mình thấy các bạn trẻ, và cả các bạn già hay nói hoặc viết thế này: “Thật là vi diệu!” trong những cái ngữ cảnh mà mình không hiểu sao lại dùng cái từ đó??? Hôm nay mình sưu tầm được bài này, xin chia sẻ để mọi người hiểu hơn

Dạ, đầu tiên cho mình phủ đầu trước một chút, để bà con khỏi bức xúc, tại vì mình thấy chướng tai gai mắt với mấy ba mấy má ko biết nghĩa của từ mà cứ xài bậy, xài a dua, xài mà ko biết cái từ đang mở mồm ra nói nó có nghĩa gì. Cho nên có gì xúc phạm hoặc là mấy ba mấy má “nhột” thì cũng không cần chửi mình đâu, tại chửi là mình block luôn chứ ko thèm đôi co đâu nha.
 
Gần đây mình thấy các bạn trẻ, và cả các bạn già hay nói hoặc viết thế này: “ Thật là vi diệu!” trong những cái ngữ cảnh mà mình không hiểu sao lại dùng cái từ đó??? Trong cuộc đời mấy chục năm đi học của mình mình chưa bao giờ nghe nói tới cái chữ “vi diệu” cả.  Nhưng từ khi đọc ngôn tình, tiếp xúc với Hán Việt nhiều thì mình mới biết tới cái chữ này. Mình chắc 90% các bạn cũng thế. (Bổ sung: Các bạn hay coi phim kiếm hiệp thì cũng nghe từ này nhiều.)
 

Định nghĩa Vi diệu

Vi diệu [微妙 /wēimiào/]

 
微: [wēi]
Hán Việt: VI
1. bé; nhỏ; nhỏ nhẹ
2. mic-rô (1/1. 000.000 đơn vị chủ) (Anh: micron)
3. suy sụp; sút; sụt xuống
4. thâm thuý; tinh vi; sâu xa
 
妙 [miào]
Hán Việt: DIỆU
1. đẹp; tuyệt diệu; tuyệt vời
2. thần kì; kì diệu
 
Vi diệu, theo từ điển Hán ngữ Baike.com
 

1.  Được dùng trong 1 tình cảnh thâm ảo bí ẩn.

Ví dụ:
 
+ 2 bên đánh nhau, xảy ra thế trận nào đó bất ngờ hoặc sâu xa, ta dùng từ “vi diệu” để miêu tả tình cảnh đó.
+ Hoặc đi vô cái nhà hoang chẳng hạn, không khí nơi đó gây cảm giác bí ẩn khó lường bla bla, cũng dùng từ “vi diệu” để nói về tình cảnh đó.
+ Trong lúc nói chuyện với nhau hoặc suy nghĩ mà đề cập/ nghĩ tới vấn đề nào đó khó lường linh tinh thì biểu tình có sự thay đổi, khó cân nhắc, cũng dùng từ “vi diệu” để miêu tả.
 

2. Được dùng trong Phật pháp hoặc tôn giáo

Chỉ những đạo lý tinh vi thâm ảo. Trong Phật pháp có những diệu pháp mà chúng ta cần tìm hiểu kĩ, thâm nhập vào tâm trí, cẩn thận thể hội để cảm nhận sự kỳ diệu đó. Dùng “vi diệu” để miêu tả: Sự vi diệu của Phật pháp.
 

3. Hình dung những vật / cảnh tinh tế xảo diệu hoặc nhỏ bé.

 là những cảnh vật nhỏ nhưng tinh tế, nhìn rất đẹp nói chung là rất là vi diệu.

Còn "vi diệu" theo Trấn Thành

Ở VN mình, từ “vi diệu” theo mình biết là do Trấn Thành nói ra nên nó phổ biến, và anh Trấn Thành ảnh giải thích “vi diệu” là: Tinh vi một cách kì diệu.
 
Rồi, giải thích như thế xem như từ mới, từ lai đi. Thì cũng phải dùng cái từ ngữ này vô cái ngữ cảnh nào cần thể hiện sự “tinh vi một cách kì diệu” nha. Chớ nhiều ngữ cảnh ko liên quan mà cứ dùng bậy bạ, dùng không đúng thì kì cục kẹo lắm các bạn ah.
 
Haiz… Bữa trên facebook mình có thằng bạn đăng hình tự sướng của nó lên rồi ghi caption là “ Sói ca” =)))) Mô Phật!!! Hỏi nó mày hóa sói à? Nói chửi mình ngu, nó bảo “Sói ca” đang là từ hot chỉ các anh ngầu cool. Mình nói “Soái” chứ ko phải “Sói” ba ơi. Viết bậy còn nói lớn. Và sau đó nó cũng ko hiểu “Soái” là cái gì luôn.

Tìm hiểu thêm Soái ca là gì? / Sửu nhi là gì?

Quảng cáo

Sưu tầm từ blog Grey Phan

Người đăng

Tony Tèo

Tony Tèo

Sống hết mình với đam mê cuồng cháy


Là thành viên từ ngày: 20/02/2014, đã có 0 bài viết
Website: https://antruacungtony.com

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?