3 điều cổ nhân dạy để kiểm soát cái miệng

17/06/2019   2.706  4.9/5 trong 5 lượt 
3 điều cổ nhân dạy để kiểm soát cái miệng
Có câu rằng: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng”, một câu nói vô ý có thể thay đổi cả một đời của người khác. Không ai thích những lời nói ác ý mang theo năng lượng tiêu cực cả, vừa làm tổn thương người khác mà cũng gây bất lợi cho chính mình.


Có một câu ngạn ngữ tiếng Anh rất hay “put oneself in someone’s shoes“, ý là hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ, như vậy sẽ không dễ làm cho người khác bị tổn thương. Phật gia giảng “tu khẩu”, nói lời không thích hợp sẽ tạo khẩu nghiệp, tự mình chuốc lấy thống khổ.
 
Cổ nhân nói: “Gặp người không nói chuyện nhân gian, làm người vô sự giữa thế gian”. Kiểm soát cái miệng, điều gì nên nói thì nói, điều gì không nên nói thì im lặng, như vậy mới có thể tránh được tai họa mà đắc được phúc báo.
 

1. Không nói lời thị phi

 
Thời đại internet, muốn lan truyền tin đồn gì đó thật dễ dàng, cho nên anh hùng bàn phím mới có đất để dụng võ. Bọn họ rất thích thú với những lời đồn đại, bịa đặt, xem như là đề tài chính để nói chuyện.
 
Họ không kiêng nể gì mà đàm luận về đời tư của người khác, tùy tiện bình phẩm về người khác, một khi tâm ý không hòa hợp, là bắt đầu lôi những lời lẽ dơ bẩn ra để nhục mạ nhau.
 
Phật gia thường giảng “Khẩu nghiệp”. Mỗi lần nói ra lời làm tổn thương người khác, đều đã là tạo nghiệp cho chính mình.
 
Nguyễn Linh Ngọc là nữ diễn viên thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, cũng bởi vì có một tờ báo nhỏ nào đó tung tin đồn thất thiệt về đời sống cá nhân của bà, bôi xấu, làm cho dư luận xôn xao lên, cuối cùng Nguyễn Linh Ngọc không chịu nổi áp lực, phải uống thuốc ngủ để tự sát.
 
Lưỡi không xương, giết người không máu. Rất nhiều người khi nói chuyện toàn là những chuyện thị phi, chê bai người khác, còn dương dương tự đắc, soi mói chuyện khắp thế gian. Nhưng lại không biết được là đang tích nghiệp ngày càng nhiều, sớm muộn rồi báo ứng cũng sẽ đến.
 
Trong “Cách ngôn liên bích” nói: “Tĩnh tọa thường suy nghĩ về bản thân mình, đừng đàm luận về chuyện của người khác”. Lời nói sắc như dao có thể làm tổn thương người khác, nên cần lưu chút khẩu đức, tích góp từng chút phúc phận cho bản thân.
 

2. Không phàn nàn về cuộc sống

 
Cuộc sống thật không dễ dàng, mỗi người đều phải mang gánh nặng trên vai và tiến về phía trước. Vào lúc đáng ra phải nỗ lực không ngừng, có người lại nói: “Cố gắng cũng vô dụng thôi”.
 
Bọn họ cứ lảm nhảm như vậy, nói cho thỏa thích xong rồi mọi việc lại như cũ, không cải biến được gì cả. Rồi sau đó cuộc sống cừ dần dần mà tụt dốc đi xuống.
 
Người hay phàn nàn sẽ không có bạn bè. Cuộc sống của bọn họ không thuận lợi, muốn tìm bạn bè để than phiền, làm cho người khác cũng bị lây năng lượng phụ diện của họ.
 
Đời là bể khổ, mọi người đều muốn hướng đến tương lai tươi sáng, không có ai lại thích nghe những lời chán chường thất vọng cả.
 
Càng phàn nàn nhiều, năng lượng phụ diện sẽ vây kín lấy cơ thể, làm cho bản thân mất đi sự tự tin và sức sống, cuộc sống cũng sẽ bị ảnh hưởng.
 
Ai cũng có những giai đoạn khó khăn và thất bại, đó đã là một phần của cuộc sống. Không phàn nàn mới là thái độ đúng đắn.
 

3. Không khoe khoang chính mình

 
Tô Đông Pha khi còn bé đã đọc rất nhiều sách, còn nhỏ đã đọc xong tứ thư ngũ kinh, thế là ông dán trước cửa thư phòng câu đối: “Biết hết chữ thiên hạ; Đọc hết sách thế gian”.
 
Mẹ của ông biết được, cầm đến một quyển sách nhỏ, mở ra một trang, nhờ ông chỉ giáo. Tô Đông Pha rất xấu hổ, bởi vì ông chưa từng thấy qua quyển sách này.
 
Sau đó ông đổi đôi câu đối thành: “Cố gắng biết hết chữ thiên hạ; Quyết chí đọc hết sách thế gian”. Ông đã thay cái “cuồng khí” trước kia biến thành mục tiêu để nỗ lực rồi.
 
Từ đó trở về sau, Tô Đông Pha bắt đầu trở nên khiêm tốn, siêng năng học chữ, đọc sách, cuối cùng trở thành một đại thi văn hào nổi tiếng.
 
Người khác khen ngợi thì gọi là dư luận, tự mình phô trương thì gọi là khoác lác. “Trời không nói mà tự cao, đất không nói mà tự dày”, người có học thức chân chính thì không cần phải đi khoe khoang về bản thân mình.
 
Người giỏi còn có người giỏi hơn, trên trời còn có trời, buông tính kiêu ngạo xuống, khiêm tốn học hỏi, không ngừng hoàn thiện, trở thành người tốt hơn.
 
Thị phi chỉ vì miệng lắm lời, phiền não cũng bởi bon chen đời. Im lặng là vàng, không nói nhiều, không nói loạn, mới thể hiện là một người có tu dưỡng.
 
Làm người, cần phải cố gắng để lời nói đi đôi với việc làm, có thể kiểm soát cái miệng của mình mới là người có trí tuệ.
 
Làm một người có trí tuệ, đối xử tử tế với người khác, quý trọng chính mình, bảo trì lương thiện, mỗi lời nói hành động đều cân nhắc đến người khác, thế giới này sẽ tự nhiên mà trở nên tốt đẹp hơn.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

4 thứ trên đời tuyệt đối không được phép tham lam
Lòng người là nơi có thể cất giấu dục vọng vô hạn nhưng có những loại tham lam phải ''bóp chết'' ngay từ trong trứng.

Câu chuyện trồng dưa và hành trình kiếm tìm hạnh phúc
Có hai anh em nọ đều trồng dưa theo lời dặn của ông Mặt Trời để tìm thấy hạnh phúc, nhưng kết quả lại khác nhau. Vì sao vậy?

17 kỹ năng sống mang lại cho bạn năng lượng vô biên
Việc nắm vững những kỹ năng sống cũng quan trọng như việc bạn phải học cách vận hành một cỗ máy trước khi sử dụng. Muốn sống một cách tràn đầy năng lượng để gặt hái thành công, đừng bỏ qua 17 nguyên tắc quan trọng này nhé.

Có thể bạn cần

Người quân tử luôn có 9 điều suy tư, 5 điều hổ thẹn và 3 niềm vui sống

Người quân tử luôn có 9 điều suy tư, 5 điều hổ thẹn và 3 niềm vui sống

Người quân tử sống ở đời có 9 điều thận trọng suy tư, 3 niềm vui sống, 5 điều hổ thẹn và 3 cái đức lớn. Dù ở hoàn cảnh nào, người quân tử đều trước sau như một, giữ vững bản thân theo lời dạy của thánh hiền.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ