Bài học hôn nhân từ câu chuyện tình già 75 năm khiến nhiều người thổn thức

29/04/2017   3.562  3.64/5 trong 7 lượt 
Bài học hôn nhân từ câu chuyện tình già 75 năm khiến nhiều người thổn thức
Hóa ra mối tình “thiên trường địa cửu” là có thật. Cả đời người chỉ mong có được một tình yêu đủ lớn, có thể cùng nhau già đi, cùng nắm tay nhau vui vẻ đến khi lìa đời…


My Love, Don’t Cross That River (Mình ơi, đừng băng qua sông) là phim tài liệu dài 85 phút của đạo diễn Jin Mo Young, kể về cuộc sống lãng mạn của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi). Bà Kang gặp và cưới ông Jo lúc bà mới chỉ 14 tuổi (năm 1938) và cuộc hôn nhân của họ đã kéo dài 76 năm. Họ có với nhau tổng cộng 35 người con, cháu và chắt nhưng đến cuối đời chỉ có hai người sống với nhau cùng một chú chó nhỏ trong căn nhà nhỏ ở một ngôi làng trên núi tỉnh Gangwondo.
 
Nếu như bạn không tin vào tình yêu hoặc cho rằng tình yêu là điều gì đó thật xa xỉ thì nhất định sau khi xem xong bộ phim này, bạn sẽ nghĩ khác. Với ông bà, tình yêu là những gì bình dị nhất. Mối tình keo sơn kéo dài hơn 7 thập kỉ nhưng vẫn đáng yêu và gắn bó như ngày nào không thay đổi. Điều gì đã khiến họ hạnh phúc như vậy?
 

Sống vui vẻ, lạc quan

 
Hạnh phúc chỉ đến với những người biết trân trọng và tận hưởng nó. Với ông bà, cuộc sống chưa bao giờ thiếu đi tiếng cười. Họ luôn cố gắng tạo ra những điều vui vẻ, bà làm ông cười, ông làm bà cười… Họ ca hát, nhảy múa, trêu đùa nhau. Họ giúp đỡ nhau, chia sẻ trách nhiệm chăm sóc nhà cửa, con cái. Họ còn có sở thích mặc những bộ đồ đồng điệu, sắc màu tươi sáng khiến cho họ trông thật rạng rỡ và hạnh phúc. Mùa đông tuyết phủ trắng đường, họ cùng nhau ra ngoài chơi, vốc tuyết bỏ vào miệng với niềm tin thơ trẻ “để mắt sáng hơn và tai thính hơn”. Ông còn đùa rằng vừa ăn xong ông đã có thể nghe được cả âm thanh từ trên núi. Cả hai lại cười lớn giòn tan…
 

Trao nhau lời yêu, cử chỉ lãng mạn

 
Trong tình yêu không thể thiếu đi những lời quan tâm, hành động âu yếm. Dù tuổi tác có cao, ông bà vẫn luôn dành cho nhau những lời ngọt ngào khiến người ta phải ghen tị. Ngày xuân, ông bà nắm tay nhau đi dạo, ông hái tặng bà đóa hoa cúc ven đường rồi dịu dàng cài lên tóc bà. Mặc kệ những nếp nhăn hằn sâu trên gương mặt, họ vẫn trao nhau ánh nhìn đắm đuối và khen nhau đẹp. Buổi tối đi ngủ, họ nắm tay nhau, ông vuốt tóc và nâng niu khuôn mặt bà như một thói quen từ bao nhiêu năm nay.
 

Quan tâm chăm sóc

 
Tình yêu là điều giản dị, bởi nó luôn xuất phát từ những điều quan tâm nhỏ nhặt và bình dị nhất trong cuộc sống. Mùa hè nóng bức, bà giúp ông múc nước gội đầu bên hiên nhà. Mùa đông, ông ngồi tỉ mẩn ngồi khâu chiếc áo Hanbok của bà. Bà kêu lạnh tay sau khi nghịch tuyết và ông ủ ấm hai tay bà trong tay mình. Họ cùng nhau ca hát và cười đùa mọi lúc mọi nơi… Ở cạnh nhau lâu như vậy nhưng họ vẫn không quên nói lời cám ơn với nhau mỗi ngày. Bà sợ bóng tối nên khi đi vệ sinh ông sẽ đi theo đứng bên ngoài hát to cho bà đỡ sợ. Chân bà đau, ông xuýt xoa nắn bóp, thổi vào chân cho bà đỡ đau y như trẻ con.
 

Thấu hiểu và hi sinh vì nhau

 
Tất cả những điều ông bà làm cho nhau đều xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc nhất. Mỗi ngày bà nấu cho ông những món ông thích nhất, lần nào cũng vậy, ông đều ăn rất vui vẻ và không chê bao giờ. Bà bảo, bà thích nhìn ông ăn, như vậy là thấy hạnh phúc lắm. Lúc ông trở bệnh không muốn tắt đèn khi ngủ, dù rất khó ngủ nhưng bà vẫn chiều ý ông không chút càm ràm. Biết sức khỏe ông không tốt, bà kiên nhẫn cầm ô đợi ông khi ông dừng lại để thở dốc... Những đứa con đã mất lúc nào cũng khiến bà day dứt trong lòng, ông biết nên dắt bà ra chợ để bà mua quần áo cho con. Rồi ông lại kiên nhẫn, dịu dàng ngồi bên cạnh lắng nghe bà nức nở về nỗi nhớ thương con…
 

Yêu nhau, trân trọng nhau từng giây phút

 
Mỗi thời khắc bên nhau, ông bà đều thể hiện tình yêu của mình, sự quan tâm và chăm sóc cho đối phương một cách chân tình, vui vẻ. Họ không xem đó là trách nhiệm, mà biến nó trở thành niềm vui, động lực sống, là thứ quí báu và đáng trân trọng nhất. Bà gặp và cưới ông từ năm 14 tuổi, bà nói: “Ông ấy không chạm vào tôi thậm chí cả sau khi kết hôn. Ông ấy không muốn làm đau tôi, không muốn tôi bị đau. Ông ấy đã đợi tôi đủ lớn rồi mới dám nắm tay…” Ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã dành cho bà sự trân trọng tuyệt đối và giữ gìn điều đó qua bao nhiêu năm tháng. Đến tận cuối đời, ông bà vẫn dành cho nhau những yêu thương và sự trân trọng chưa bao giờ vơi.
 
Ai rồi cũng sẽ già rồi chết đi, nhưng đến khi tuổi già đến nhìn lại bên cạnh mình có một tình yêu giản dị như của ông bà thì cũng có thể cười mãn nguyện rằng cả đời ta đã không hoang phí.

Quảng cáo

Theo Cafebiz

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

15 sai lầm phổ biến của 99% người trẻ
Có câu nói: "Khi về già, người ta thường hối hận vì những điều mình đã không làm hơn là những gì mình đã làm." 15 sai lầm phổ biến dưới đây được gặp ở đại đa số người trẻ. Biết để thay đổi và sống ít hối tiếc hơn.

Đối diện với đồng tiền, thế gian có 4 kiểu người, bạn thuộc kiểu nào?
Con người khi đối diện với đồng tiền có thể sống nhẹ nhàng cả đời, có thể sống đau khổ cả đời, có thể sống lao lực cả đời và cũng có thể sống vui vẻ cả đời.

Chỉ 4 từ nhưng giúp bạn vận hành trơn tru cuộc sống
Cách để sống hạnh phúc hóa ra không khó chút nào. Tất cả được tóm gọn trong 4 từ thân thuộc và bất ngờ.

Có thể bạn cần

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc kẹt trong tư duy lối mòn

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc kẹt trong tư duy lối mòn

Đôi khi, các hoạt động hàng ngày làm chúng ta cảm thấy thoải mái vì đã quen với chúng. Dần dần, chúng sẽ biến thành một thói quen nhàm chán, làm mất dần sự hứng thú với cuộc sống hay còn gọi là “tư duy lối mòn”.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ