Bà lão nói với ông lão: “Hôm nay trên thị trấn có phiên chợ, ông đem
con ngựa này bán lấy ít
tiền, hoặc đổi lấy thứ gì khác cũng
được, ông cứ
quyết định, việc ông làm luôn đúng”.
Nói xong, bà giúp ông chỉnh chu quần áo, buộc nơ hình con
bướm rất
đẹp, rồi
dịu dàng hôn lên má ông lão. Ông lão cứ như vậy mang theo lời nhắc nhở ân cần của
vợ mà lên đường.
Đến phiên chợ, đầu tiên ông đổi con ngựa của mình lấy một
con bò cái của người khác, sau đó lại đổi con bò cái lấy một con dê, rồi lại đổi con dê lấy một con ngỗng
mập, rồi đổi ngỗng lấy
gà mái, cuối cùng đổi
con gà mái lấy một túi
táo lớn đã
bắt đầu hư thối.
Trong mỗi lần trao đổi, ông lão luôn nghĩ rằng mình làm đúng theo
yêu cầu của vợ, nhất định sẽ làm
cho bà ngạc nhiên.
Khi ông lão mang túi táo hỏng đến một quán rượu nhỏ nghỉ chân, thì gặp hai người Anh Quốc
giàu có. Ông dương dương đắc ý
kể chuyện mình đi chợ đổi đồ như thế nào cho họ nghe.
Hai người Anh nghe xong
cười ha hả, nói ông trở về nhất định sẽ bị vợ
chửi cho một trận. Ông lão khăng khăng nói tuyệt đối
không thể: “Tôi sẽ được một
nụ hôn, chứ không phải bị chửi, vợ của tôi sẽ nói tôi làm luôn đúng”.
Thế là hai người Anh Quốc kia đặt cược một đấu tiền vàng, rồi cả
ba người cùng về nhà ông lão.
Điều làm cho hai người Anh há hốc miệng chính là: Bà lão một mực
vui vẻ lắng nghe ông lão kể chuyện đi chợ. Mỗi khi nghe ông lão đổi cái này lấy cái kia, bà đều khâm phục biểu lộ vẻ tán thành.
Khi bà biết rõ ông lão cuối cùng đổi lấy một túi táo nát, bà vẫn
vui vẻ nói: “Tôi muốn kể với ông một chuyện. Ông biết không, hôm nay sau khi ông đi, tôi định đêm nay sẽ nấu một món gì đó ngon một chút cho ông
ăn. Tôi nghĩ
tốt nhất là tráng trứng gà thêm ít
rau thơm.
Nhà đã có trứng gà, nhưng không có rau thơm, thế là tôi đi tới nhà
thầy giáo ở trong xóm xin rau thơm, tôi biết nhà họ có trồng. Nhưng bà vợ ông
thầy giáo là một người rất
keo kiệt. Tôi nói là muốn xin một ít rau, bà ấy nói với tôi: ‘Rau trong vườn nhà tôi còn rất nhỏ không hái được, thậm chí cả một
quả táo thối cũng không cho được’. Nhưng bây giờ tôi
có thể cho bà ấy 10 quả, thậm chí cả
túi táo này. Ông lão à, thật là
buồn cười!”
Bà lão nói.“Cám
ơn ông, ông
chồng tốt bụng của tôi!”. Nói xong liền hôn lên má ông một cái rất kêu.
Hai người Anh Quốc
thật lòng khâm phục, đưa túi tiền cho ông lão. Bởi vì rõ ràng ông lão thực hiện một cuộc trao đổi thua lỗ, nhưng lại không bị mắng chửi, còn được một nụ hôn và sự tán thưởng của vợ.
Chuyện cổ tích “Ông ấy luôn đúng” mang một
ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở các cặp vợ
chồng một
đạo lý: Yêu một người, thì hãy
khen ngợi thật nhiều, tán thành họ, dù cho đối phương có làm gì sai, hãy thành
tâm động viên, ủng hộ họ, không nên tự cho mình là thông minh mà
làm người kia
tổn thương. Vợ chồng cần phải
tôn trọng lẫn nhau,
tha thứ cho nhau, cùng nhau
hưởng thụ cuộc sống. Như vậy, mới có thể
hòa thuận đằm thắm,
cuộc sống mới có ý
nghĩa.
Đạo lý rất
đơn giản, nhưng không phải ai cũng chú ý đến. Chẳng hạn người chồng dùng tiền
tiết kiệm của mình mua cho vợ một bộ quần áo, vợ lại
phàn nàn bộ quần áo này khó coi, nói chồng
tiêu tiền như nước, khiến cho cả hai không vui;
hay vợ
vất vả nấu một món ăn cho chồng, nghĩ chồng sẽ rất vui, chồng lại chê không ngon, làm cho vợ
mất hết
cảm xúc.
Ai cũng có thể nhận ra ông lão trong câu chuyện không phải phải một
người thông minh tài giỏi. Vợ ông có đầy đủ lý
do để phàn nàn, phàn nàn ông nghèo, phàn nàn ông ngu xuẩn…
Nếu bà
lựa chọn phàn nàn,
tình cảm của bà và ông sẽ chẳng kéo dài được bao lâu, khiến cho cuộc sống đã nghèo còn thêm khổ, làm cho hai người càng
tuyệt vọng. Bà không phàn nàn, mà vẫn vui vẻ
tin tưởng ông, tôn trọng và tha thứ cho ông. Đây quả thật là một người
phụ nữ vừa có
trí tuệ vừa đáng yêu đáng để bao người
học hỏi.