Bài học về sự kính nhường

06/07/2015   4.028  4.3/5 trong 5 lượt 
Bài học về sự kính nhường
Một người bố 3 lần dùng bát mì trứng dạy con cách kính nhường người khác. Một bài học ý nghĩa chúng ta nên biết.

Lần đầu tiên

Một buổi sáng, bố làm 2 bát mì trứng, một bát mặt trên có trứng, một bát mặt trên không có trứng, đặt ngay ngắn trên bàn, rồi hỏi cậu con trai muốn ăn bát nào?
 
– Bát có trứng. Cậu chỉ vào bát và nói.
 
– Nhường cho bố đi, Khổng Dung 7 tuổi đã biết nhường lê, con 10 tuổi rồi.
 
– Khổng Dung là Khổng Dung , con là con, con không nhường!
 
Bố hỏi dò : Không nhường thật à?
 
– Không nhường! Cậu bé kiên quyết trả lời, rồi lập tức cắn lấy một nửa miếng trứng, biểu thị bát mì đã thuộc về mình.
 
Người bố đối với động tác và tốc độ của cậu con hết sức kinh ngạc nhưng nhẫn nại hỏi lần cuối :
 
– Con không hối hận chứ?
 
– Không hối hận.
 
Và để biểu thị quyết tâm không gì lay chuyển, cậu ta ăn luôn miếng trứng còn lại.
 
Người bố lặng lẽ nhìn con ăn xong bát mì, ông quay sang bắt đầu ăn bát mì không trứng của mình, thì ra dưới đáy bát mì của người bố có hai cái trứng, cậu con cũng trông thấy rõ ràng.
 
Ông chỉ vào hai cái trứng trong bát mì, dạy cậu con rằng:
 
“Ghi nhớ! Người muốn chiếm tiện nghi, sẽ không bao giờ chiếm được tiện nghi.“
 
Cậu con cảm thấy xấu hổ.
 

Lần thứ 2

Buổi sáng chủ nhật, bố lại làm hai bát mì trứng, cũng là một bát trứng nằm bên trên và một bát bên trên không có trứng. Ông vô tư hỏi :
 
– Con ăn bát nào?
 
– Con 10 tuổi rồi, con sẽ kính nhường cho bố. Vừa nói vừa lấy bát mì không trứng.
 
– Không hối hận chứ?
 
– Không ạ!
 
Cậu kiên quyết trả lời rồi ăn rất nhanh, nhưng ăn gần hết cũng không thấy trứng đâu, còn người bố bắt đầu ăn bát mì của mình, điều không ngờ là bát mì của ông ngoài cái trứng nằm mặt trên còn có thêm một cái trứng nằm dưới đáy bát. Ông chỉ vào cái trứng nói :
 
“Ghi nhớ! Người muốn chiếm tiện nghi có thể phải chịu thiệt thòi lớn.“
 

Lần thứ 3

Trải qua vài tháng, bố lại nấu hai bát mì và hỏi con :
 
– Ăn bát nào vậy con ?
 
– Khổng Dung nhường lê, nhi tử nhượng diện. Bố là bậc bề trên, bố chọn trước đi ạ.
 
– Vậy bố không khách sáo nhé.
 
Ông chọn lấy bát mì có trứng, cậu con lần này thần thái bình tĩnh không vội như hai lần trước, lấy bát mì không trứng mà ăn. Cậu ăn một lúc thì bất chợt phát hiện trong bát mì của mình cũng có trứng. Người bố ý vị thâm trầm nói với con:
 
“Ghi nhớ! Người không muốn chiếm tiện nghi, cuộc sống sẽ không để cho họ chịu thiệt thòi.“
 

Chú thích:

1. Chiếm tiện nghi: chiếm lấy phần tiện lợi cho mình, tham lam không biết nhường nhịn san sẻ với mọi người.
 
2. Khổng Dung nhường lê: Khổng Dung là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, 7 tuổi đã biết nhường những quả lê ngon cho bố mẹ và anh em còn mình lấy quả lê nhỏ và xấu nhất. Chuyện này có ghi trong sách Tam Tự Kinh là sách vỡ lòng của trẻ con thời xưa.
 
3. Nhi tử nhượng diện: Nhi tử là con cái, diện là cái mặt. Ý nói con cái có lòng hiếu kính với người lớn thì biểu hiện ra bên ngoài phải có hình thức lễ nghi.
 

Quảng cáo

Theo daikynguyen

Người đăng

Gõ Kiến

Gõ Kiến

Gõ Kiến chăm chỉ


Là thành viên từ ngày: 30/03/2014, đã có 289 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

9 bài học mà người thầy nào cũng muốn học trò thuộc lòng
Cuộc đời này rất ngắn, vì thế bạn càng phải sống chậm. Những người mạnh mẽ không cần lúc nào thế giới cũng xoay vần và họ lúc nào cũng phải rần rần. Họ không cần chạy tới chạy lui cả ngày để luôn khiến bản thân bận rộn. Họ trân trọng những giây phút sống chậm vì nó ...

5 bài học từ hoạt hình 'Tom & Jerrry'
Làm thế nào để ăn thịt được Jerry dường như là mối bận tâm duy nhất của mèo Tom. Và Jerry vẫn không hề hấn gì, ngay cả khi Tom tìm cách này hay cách khác để nuốt được nó. Từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng này, người ta có thể rút ra cho bản thân những bài học quý giá.

Những cái lắc đầu - Unsung Hero
Chỉ với 3 phút 05 giây, clip đã khiến hàng triệu triệu người cảm thấy yêu đời hơn vì cuộc sống vẫn còn những người tốt và cả những phép màu.

Có thể bạn cần

Người thượng đẳng nói trí tuệ, trung đẳng nói sự tình, hạ đẳng nói thị phi

Người thượng đẳng nói trí tuệ, trung đẳng nói sự tình, hạ đẳng nói thị phi

Con người ta sống trên đời có thể phân thành ba loại, thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng. Chính cách suy nghĩ như thế nào sẽ quyết định tương lai bản thân trở thành người như thế ấy.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ