Không hỏi những chuyện gây xấu hổ
Khi làm gì không chỉ phải chú ý đến kết quả mà còn phải quan tâm đến phương thức, phương pháp. Khi giao tiếp với người khác, cần chú ý cách nói chuyện tránh cho đối phương cảm thấy xấu hổ, đừng nên hỏi những vấn đề không nên hỏi.
Đối với những sự tình có thể khiến người khác xấu hổ, biết mà không hỏi đó là thiện ý và tôn trọng. Chẳng hạn, có hai người bạn tốt cùng đi đến một nhà hàng kiểu tây để ăn cơm, trong đó có một người bởi vì không hiểu được lễ nghi trong ăn uống của phương tây nên luống cuống tay chân.
Lúc này người bạn của anh ta mới hỏi có phải là chưa từng đi ăn nhà hàng tây bao giờ không? Anh ta tự nhiên cảm thấy trong lòng không thoải mái, mặt cũng đỏ lên, bữa cơm tự nhiên ăn thấy không ngon nữa, quan hệ của hai người từ đó cũng không có tiến triển tốt.
Khi nói hay làm gì cũng đặt mình vào suy nghĩ của người khác một chút, khi cảm thấy có thể làm cho đối phương xấu hổ thì đừng hỏi hay nói gì hết. Bạn đặt câu hỏi, đối với anh ta không phải là quan tâm, an ủi, mà là một loại đùa cợt, cách an ủi tốt nhất lúc này là ngậm miệng không nói gì.
Không nên làm cho người khác cảm thấy khó chịu, mặc dù câu hỏi của bạn không có ý gì hết, nhưng vẫn có thể làm cho người khác bị tổn thương, từ đó mà làm ảnh hưởng đến tình cảm của hai người, cũng làm ảnh hưởng đến cảm nhận của người khác đối với bạn, cảm thấy tình thương của bạn thấp kém.
Để lại ấn tượng về tình thương thấp kém cho người khác, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn trong những kết giao bình thường, mà còn ảnh hưởng đến công việc của bạn, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc đời của bạn.
Không hỏi những chuyện gợi sự đau buồn
Nỗi thống khổ của mình thì chỉ có bản thân mình chịu được. Bạn đặt câu hỏi không chỉ không giúp được người khác, lại còn làm cho họ nhớ lại một lần nữa nỗi thống khổ của họ, làm họ rơi vào vực sâu đen tối.
Nhiều khi nghi vấn của chúng ta chỉ xuất phát từ sự hiếu kỳ, xuất phát từ tâm lý tò mò, chứ không phải vì muốn tốt cho người khác. Bất luận như thế nào, những người xung quanh cần tránh đề cập đến quá trình tổn thương của anh ta, không để anh ta bị tổn thương tinh thần thêm nữa.
Cảm thấy sẽ làm cho người khác đau khổ thì đừng hỏi, không nên chỉ vì “lòng tốt” của mình mà lại làm cho người khác thêm đau khổ. Bạn làm như vậy thì cũng đừng trách người khác coi “lòng tốt” của bạn là lòng lang dạ sói.
Đúng như trong “Liễu phàm tứ huấn” có nói: “Theo tâm mà kiếm, không chỗ nào không thông”. Nên dùng tâm cảm nhận, đối với nỗi đau của người khác thì đừng nói gì hết, đừng sát thêm muối vào vết thương của người khác.
Không hỏi vấn đề riêng tư
Hãy để cho những bí mật vĩnh viễn trở thành bí mật, đó mới là cách giúp đỡ một người tốt nhất. Điều làm cho người ta ghét nhất trên thế giới này là đi soi mói vào việc riêng của người.
Không nên tùy ý dò hỏi việc riêng tư của người khác, nhất là
cuộc sống gia đình của họ. Người ta muốn nói thì tự nhiên sẽ nói, nếu như người ta không nói, cho dù bạn có biết được, thì cũng nên để cho bí mật đó được chôn sâu mãi mãi.
Giáp và Ất là bạn bè cùng làm việc trong một công ty, Giáp trong lúc vô tình mà biết được bí mật bên ngoài về chồng của Ất, về sau mấy lần hỏi thăm tình hình của Ất, cũng có ý trêu chọc, cuối cùng làm cho Ất khó chịu, hai người cũng vì vậy mà tuyệt giao.
Bạn xem, không ai lại thích người khác biết rõ bí mật của mình, cho dù là bạn thân đi chăng nữa. Người thân hay bạn bè cũng phải chú ý, lưu lại một chút không gian riêng tư cho đối phương.
Đối với bí mật của người khác không cần phải quan tâm, cho dù người khác đem bí mật nói cho bạn biết, thì cũng không nên nhắc lại điều này sau lưng người ta.
Không phải tất cả sự quan tâm đều cần ngôn ngữ, không phải tất cả sự săn sóc đều cần phải hành động. Có đôi khi biết rõ mà không hỏi mới là trí tuệ lớn nhất.