Chúng ta tổn thương người khác từ những việc rất nhỏ

29/03/2016   2.543  5/5 trong 1 lượt 
Chúng ta tổn thương người khác từ những việc rất nhỏ
Giữa mưa bụi và mưa rào, loại mưa nào dễ làm cho người ta ướt áo? Câu chuyện dạy đệ tử của vị thiền sư mang đến nhiều cảm ngộ sâu sắc về nhân sinh: Đừng tưởng rằng tiểu tiết là không quan trọng.

Có một vị đệ tử thường không câu nệ tiểu tiết, với các tình tiết và chi tiết nhỏ trong đối nhân xử thế, luôn cho rằng không quan trọng, không đáng kể gì.
 
Một ngày, vị thiền sư hỏi đệ tử của mình: “Con có biết mưa rào và mưa bụi, loại mưa nào sẽ dễ dàng làm ướt quần áo của chúng ta hơn không?”
 
“Đương nhiên là mưa rào rồi ạ!”, đệ tử nhanh nhảu đáp.
 
“Nhưng mà trong cuộc sống, dễ dàng làm ướt quần áo chúng ta lại là mưa bụi chứ lại không phải mưa rào đâu”, vị thiền sư nói.
 
Đệ tử tỏ vẻ khó hiểu: “Mưa rào nặng hạt, còn mưa bụi phất phất nhẹ bay, sao có thể dễ dàng làm ướt quần áo được ạ?”.
 
“Bởi vì một khi trời đổ mưa to, mọi người sẽ nhanh chóng cảnh giác hơn, người mang theo dù sẽ mở dù lên che mưa, người không mang theo dù sẽ nhanh chóng trú mưa dưới những mái hiên.
 
Nhưng nếu chỉ là mưa bụi, mọi người sẽ khó có cảm giác thấy ướt ngay lập tức, họ cho rằng chỉ lất phất vài hạt mưa nhỏ không đủ làm ướt quần áo, thế là họ cứ đi trong mưa như thế, bất tri bất giác – như thể không hề hay biết, không hề cảm nhận thấy kẽ hở, cứ để hạt mưa thấm ướt hết cả quần áo”.
 
Người đệ tử im lặng, đăm chiêu.
 
Vị thiền sư giảng: “Trong đối nhân xử thế, lời nói và cử chỉ của chúng ta đều giống như hạt mưa bụi nhỏ bé kia, nhìn thì rất nhỏ, nhưng nếu không chú ý, không thận trọng cảnh giác sẽ trở thành sơ hở vô ý hay cố ý mà làm ướt ‘quần áo’ của người khác, tổn thương và phương hại người khác, cũng tổn thương chính mình”.
 
Người đệ tử cuối cùng đã thấu hiểu vì sao mưa bụi lại dễ dàng làm ướt quần áo của mọi người, là bởi vì người ta đã buông lỏng cảnh giác đối với mưa bụi.
 
Cảm ngộ: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”, nghĩa là: Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà phạm.

“Vô lậu phương vi nhân sinh chi viên mãn” – đời người mà thực hiện tới được mức vô lậu, không kẽ hở ấy chính là đi đến cảnh giới của viên mãn.

Bài viết hay có thể bạn muốn xem:


- Vì sao không nên nhìn vào khuyết điểm của người khác?

- Đừng nói điều làm tổn thương người khác

 

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Những câu nói vô tình của cha mẹ khiến con cái tổn thương ghê gớm
Trẻ nhỏ vốn dĩ khá nhạy cảm, những câu nói này của cha mẹ tưởng không có ý gì nhưng có thể khiến trẻ bị tổn thương và ảnh hưởng tới lòng tự trọng.

Bước sang tuổi trung niên, có 4 thứ càng không tranh, tai họa càng ít
Những gì đã là của chúng ta, thuộc về chúng ta, mãi mãi sẽ không bao giờ mất, còn nếu như dã không phải của chúng ta, giành nữa, giành mãi cũng không có được. Con người bước sang tuổi trung niên, có 4 thứ không tranh, càng không tranh giành, phúc khí sẽ ngày càng lớn. ...

4 cách giúp bạn giữ tinh thần lạc quan khi rơi vào nghịch cảnh
Thường thì mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và chúng ta không thể luôn khắc phục được những tình huống chán nản, khó khăn, hoặc nếu có thì sẽ không dễ dàng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể tìm thấy hạnh phúc ở đâu đó trong những tình huống tệ ...

Có thể bạn cần

Những nhà lãnh đạo giỏi làm gì với cơn giận của mình?

Những nhà lãnh đạo giỏi làm gì với cơn giận của mình?

Họ không đổ lỗi cơn giận của mình cho người khác hay cho hoàn cảnh. Mọi nhà lãnh đạo đều có lúc giận dữ. Những nhà lãnh đạo giỏi dùng cơn giận của họ để trở nên một nhà lãnh đạo giỏi hơn.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ