Mẹo giúp bạn giao tiếp thành công cả với người khó tính

08/11/2016   3.518  4.5/5 trong 5 lượt 
Mẹo giúp bạn giao tiếp thành công cả với người khó tính
Nếu bạn hỏi ai đó điều gì và thấy việc trả lời của họ khá lan man, chỉ cung cấp được một phần thông tin bạn muốn thì hãy tỏ ý chờ đợi, giữ im lặng và nhìn vào mắt họ hoặc khẽ nhướn mày lên. Họ sẽ trả lời tiếp đấy.


1. Chú ý bàn chân của mọi người khi bắt chuyện

 
Cắt ngang khi người khác đang trò chuyện là việc làm rất bất lịch sự. Để không biến mình thành kẻ phá đám, khi bạn muốn chen vào câu chuyện của một nhóm người, hãy chú ý đến cơ thể của họ. Nếu họ chỉ xoay người về phía bạn nhưng bàn chân giữ nguyên, họ đang có cuộc nói chuyện quan trọng và không muốn bạn cắt ngang. Nếu họ xoay cả người và bàn chân, điều đó đồng nghĩa họ chờ đợi điều bạn sắp nói. Bạn cũng hãy chú ý đến điều này khi đang nói chuyện với người khác, vì đó là biểu hiện cho thấy cuộc trò chuyện của bạn có thể không hấp dẫn đối phương như bạn nghĩ.
 

2. Khi tranh cãi với ai đó, hãy đứng cạnh thay vì đối diện với họ

 
Hẳn bạn đã từng trải qua những cuộc nói chuyện bình thường bỗng chốc leo thang thành cãi vã. Thường thì mọi người cảm thấy bị kích thích và dễ nổi giận hơn khi họ thấy họ sai và bị đe dọa. Nên khi nhận ra cuộc nói chuyện có vẻ đang nóng dần lên, bạn hãy chuyển sang đứng hoặc ngồi bên cạnh thay vì đối mặt với người kia để họ ít cảm thấy bị đe dọa và dễ bình tĩnh trở lại.
 

3. Nếu cần nhờ vả, hãy bắt đầu bằng câu "Bạn giúp mình việc này nhé”

 
Bạn có thể muốn nhờ vả người khác vì bạn lười hoặc bạn thực sự cần giúp đỡ để làm xong việc. Áp lực xã giao khiến mọi người đều không muốn bị xem lại kẻ xấu tính không biết giúp đỡ người khác, nên thường thì bạn sẽ được giúp thôi nếu mở lời một cách đàng hoàng tử tế bằng câu nói: “Bạn giúp tôi việc này nhé”.
 

4. Nếu bạn muốn người khác hài lòng, hãy lặp lại những gì họ nói với bạn

 
Chúng ta đều thích được công nhận những điều mình nói. Đây chính là chìa khóa để bạn gây thiện cảm cho người khác một cách hiệu quả nhất, đơn giản là cho họ thứ họ cần và thích. Khi người khác nói với bạn về một chuyện quan trọng của họ, bạn chỉ cần lập lại những gì họ nói (tất nhiên không phải lập lại nguyên văn) theo cách của bạn. Việc này khiến người đó nghĩ rằng bạn đã chú tâm lắng nghe và thực sự quan tâm đến những gì họ nói. Đó chính là sự công nhận mà bạn dành cho họ.
 

5. Nếu bạn muốn nhận được phản hồi tích cực từ ai đó, hãy gật đầu khi nói chuyện

 
Hãy gật nhẹ đầu khi bạn muốn truyền đi một thông điệp quan trọng và muốn người khác đồng ý với mình, vì mọi người vô thức thích sao chép lại cử chỉ của người khác nên họ cũng sẽ có xu hướng gật đầu đồng tình với bạn. Và mẹo này quyền năng tới mức mà hành vi gật đầu có thể phần nào tác động đến suy nghĩ và khiến họ thực sự đồng ý với ý kiến của bạn.
 

6. Nếu bạn muốn biết ai đó chú ý tới những gì bạn nói, hãy khoanh tay lại!

 
Trong những cuộc nói chuyện kéo dài và căng thẳng, chúng ta lại thường rất dễ mất tập trung và không quan tâm đến việc người khác có nghe mình nói hay không. Kết quả là cuộc nói chuyện sẽ kéo dài hơn cần thiết mà không hiệu quả. Thay vì mất thời gian nói chuyện với những người không hề lắng nghe bạn, hãy làm thế này: khoanh tay trước ngực hoặc để trên bàn và quan sát mọi người theo dõi hành động của bạn. Nếu mọi người có chú ý đến những gì bạn đang nói, họ thường sẽ bắt chước theo hành động đó của bạn.
 

7. Bạn khó nhớ tên người? Hãy lập lại tên người khác trong suốt cuộc nói chuyện!

 
Nhớ tên người thực sự là một kỹ năng rất đáng giá trong giao tiếp, giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm và xây dựng mối quan hệ tốt hơn (dù có thể bạn chẳng nhớ gì khác ngoài cái tên). Nhưng không phải ai cũng giỏi nhớ tên, và mẹo để bạn học thuộc tên người là hãy lập lại tên họ trong suốt cuộc nói chuyện. Chẳng hạn, thay vì hỏi: "Chị hiện giờ sống ở đâu?", hãy hỏi: "Chị Thu hiện giờ sống ở đâu?". Hoặc thay câu: "Chị thấy buổi hội chợ hôm nay thế nào?" bằng câu: "Chị Thu thấy buổi hội chợ hôm nay thế nào?".
 

9/ Nếu bạn chỉ nhận được một phần câu trả lời bạn muốn, cứ đợi đi, họ sẽ nói tiếp đấy

 
Tình huống này rất phổ biến, khi bạn hỏi ai đó điều gì và thấy việc trả lời của họ khá lan man, chỉ cung cấp được một phần thông tin bạn muốn biết và bạn thắc mắc liệu câu hỏi mình đặt ra có đủ rõ ràng hay chưa. Nếu họ trả lời xong mà bạn vẫn thấy chưa đủ, hãy tỏ ý chờ đợi, giữ im lặng và nhìn vào mắt họ. Nếu hành động này không đem lại kết quả, hãy nhướn mày lên. Điều này gây ra một chút áp lực với người kia và họ sẽ tiếp tục cung cấp thêm thông tin cho bạn.
 

Quảng cáo

Theo Bestie

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

10 thói quen khiến bạn trở nên dễ mến
Thật dễ dàng để mọi người tự thuyết phục mình rằng họ không cần phải được người khác yêu mến. Sự thật khó nhằn là một trong những những nhu cầu nội tâm lớn nhất của con người là được yêu thích bởi ít nhất một người khác.

Bí kíp giúp bạn đọc suy nghĩ của bất kỳ ai
Người xưa có câu: “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Trong giao tế hàng ngày, nếu bạn có thể đọc được suy nghĩ của người khác thì thật tuyệt vời, vì nó sẽ giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm và chủ động hơn trong cuộc sống. 7 bí kíp sau đây sẽ giúp bạn có khả ...

Nằm xuống – Câu chuyện 10 giây từng gây chấn động toàn nước Đức
Tất cả những tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của đứa trẻ về sau.

Có thể bạn cần

4 câu chuyện làm thay đổi nhân sinh quan của bạn

4 câu chuyện làm thay đổi nhân sinh quan của bạn

Bốn câu chuyện dưới đây rất bình dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan, tích cực hơn về cuộc sống.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ