Mỗi lần gặp
nghịch cảnh là một lần hiểu thêm nhiều điều trong
cuộc sống, là một lần biết
dũng cảm vượt qua. Nếu có thể bước ra khỏi đường cùng ấy thì mọi thứ sẽ liền sáng rõ. Cũng giống như: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Núi cùng nước tận cứ nghĩ rằng hết đường đi. Qua rặng liễu tối, tới khóm hoa tươi, hiện ra một thôn làng).
Nhân sinh tựa như chén nước, muốn trọn vẹn thật khó lắm thay! Cùng một chén nước, có người thấy nó vơi, nhưng có người lại thấy nó đầy.
Nếu bạn chỉ thấy chén nước vơi có
nghĩa là bạn đã vứt bỏ
niềm vui và đang tự dằn vặt mình rồi đó.
Bí quyết của niềm
vui và
hạnh phúc nằm ở chỗ: Nhìn thấy chén nước dù vơi hay đầy cũng đều
tận hưởng chén nước mà mình đang có.
Con người có
đôi mắt để nhìn thế gian vạn vật,
nhìn người khác, nhưng lại không thấy
chính mình, có thể thấy
khuyết điểm của người khác nhưng lại không thấy khuyết điểm của mình, có thể thấy
lòng tham của người khác nhưng lại không thấy sự nhỏ mọn của mình, có thể thấy cái
xấu xa của người khác nhưng lại không thấy cái
ngu dốt của mình.
Khuyết điểm lớn nhất của con người đó là chỉ chăm chăm hướng ra bên ngoài mà không biết tự nhìn vào bên trong để
tu sửa. Với người thường xuyên
tu dưỡng bản thân ắt có nội
tâm phong phú, người như vậy gặp phải đường cùng sẽ không dễ dàng mà bi lụy suy sụp.
Nhân sinh vốn không phải một màu hồng. Ai ai cũng mong muốn cuộc
sống được hoàn mỹ, nhưng những chuyện không như ý lại chiếm đến tám chín phần.
Thái độ của bạn khi đối mặt với nghịch cảnh sẽ
quyết định con đường mà bạn đi và cái đích mà bạn tới.
Chỉ có
lạc quan vào cuộc sống,
tin tưởng vào chính mình, và không
quên tu dưỡng bản thân, bạn mới có thể bước qua nghịch cảnh và
tiến lên phía trước.
“Vật cực tất phản!” (khi sự vật đi đến cùng cực thì tất yếu sẽ phát sinh biến hóa) vốn là
đạo lý của nhân sinh. Bước qua nghịch cảnh và quay đầu nhìn lại, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt
hồi sinh!