Trên đời có ít người sống đủ vì họ luôn muốn thứ mới mà chẳng muốn thứ mình đã có

01/08/2017   2.054  4.17/5 trong 6 lượt 
Trên đời có ít người sống đủ vì họ luôn muốn thứ mới mà chẳng muốn thứ mình đã có
Đủ hay thiếu là một thứ gì đó rất mông lung, thế nhưng nếu học được cách trân trọng những gì mình đã có, tiết chế những ham muốn không cần, cái "đủ" sẽ khiến bạn mỉm cười.

 
Hạnh phúc là “muốn thứ mình có” chứ không phải là có được thứ mình muốn. Nếu bạn vẫn còn chưa học được chữ “đủ” thì hiển nhiên sẽ gặp phải những điều sau đây.
 

Dễ cáu giận, stress

 
Khi bạn có quá nhiều mong muốn mà không được thỏa mãn thì chính những mong muốn ấy sẽ giày vò bạn. Có rất nhiều người bị ám ảnh về thành công, tiền bạc hoặc địa vị... tất cả những gì họ có thể làm là tập trung thực hiện mục tiêu ấy dẫn đến việc tự gây áp lực cho bản thân. Stress và những tâm lý tiêu cực khi không được “thỏa mãn nhu cầu” sẽ luôn thường trực trong cuộc sống thường nhật.
 

Thiếu tập trung

 
Số lượng đôi khi không đi cùng với chất lượng, trừ khi bản thân bạn đạt đến sự cân bằng tuyệt đối. Chính vì có quá nhiều điều muốn làm, quá nhiều thứ sở hữu mà sự tập trung của bạn sẽ bị phân tán. Nếu bạn có một công việc để làm thì hãy chuyên tâm cho công việc ấy và nâng cao trình độ của bản thân theo chiều sâu, thay vì làm ba công việc cùng một lúc.
 
Bạn sẽ khó lòng trở thành chuyên gia ở cả ba lĩnh vực. Và đương nhiên, cộng sự và những người xung quanh của bạn cũng biết điều đó, họ sẽ tìm tới người chuyên nghiệp cho sự đảm bảo chắc chắn, thay vì tìm một cỗ máy đa-zi-năng.
 

Đánh mất bản thân

 
Muốn rất nhiều nhưng không biết mình thực sự muốn gì? Đó sự thực của những con người luôn muốn lấp đầy cuộc sống bằng tham vọng và sự sở hữu. Bạn có biết rằng, ở một khía cạnh nào đấy thì tất cả đồng nghĩa với không có gì không?
 
Đứng giữa quá nhiều lựa chọn sẽ khiến bạn hoang mang, mất phương hướng. Và cũng bởi bạn “không biết đủ” nên thói quen liên tục chinh phục, khao khát những gì chưa có sẽ khiến ta phần nào lãng quên đi thứ đang có.Ai đó đã nói: “con người dễ dàng đánh mất bản thân trong những cuộc chạy đua”.
 

Ít được tôn trọng

 
Chính vì bạn luôn trong trạng thái “có mới nới cũ”, thà có thêm chứ không chịu vứt bỏ mà sự trân trọng của bạn đối với những đồ vật, con người và cả thế giới xung quanh dường như nhạt nhòa.
 
Đừng bao giờ tự hỏi tại sao cuộc đời lại bất công? Tại sao những con người đó lại cư xử như vậy? Sao mình toàn gặp chuyện xui xẻo và kém may mắn?... Hãy tự hỏi lại bản thân “liệu bản đã hết lòng tha thiết với cuộc đời này chưa? Đã bao giờ bạn cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc với những gì đang có hoặc thậm chí là không có gì cả? Thứ bạn nhận được chính là thứ bạn trao đi, lòng tham và lối sống ích kỷ sẽ luôn là lý do khiến chúng ta nhận được cái nhìn thiếu tôn trọng từ người khác.

Quảng cáo

Theo cafebiz

Người đăng

Nguyễn Thị Hồng Đào

Nguyễn Thị Hồng Đào


Là thành viên từ ngày: 18/04/2016, đã có 852 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Buông là một loại trí tuệ, người biết buông mới thực là người hạnh phúc
Con người ta nếu như có thể hiểu được “buông” thì ấy chính là bậc trí giả. Buông là biểu hiện của từ bi, trí tuệ và sự trưởng thành. Nó khác với “buông tha” hay “vứt bỏ” vốn là một dạng trốn tránh thực tại.

Học sinh Singapore học gì?
Giáo dục, đầu tiên là dạy làm người. Người có học là người biết cư xử, văn minh, nhân ái, trọng kỷ luật và trật tự xã hội. Đây là cốt lõi của giáo dục. Vô học hay có học, thể hiện qua cái này.

Hãy luôn nhắn nhủ bản thân rằng: Đừng bao giờ từ bỏ
Có bao giờ bạn rơi vào tình cảnh chỉ còn một bước nhỏ nữa là đi đến được thành công, nhưng lại bỏ cuộc và nhận lấy thất bại, để rồi vùi mình trong nuối tiếc. Và bạn có biết phần lớn thành công trong cuộc sống đều đến từ sự kiên trì. Do đó, hãy luôn nhắn nhủ với bản ...

Có thể bạn cần

Vợ chồng gặp được nhau vì duyên, đến với nhau vì nợ nghiệp

Vợ chồng gặp được nhau vì duyên, đến với nhau vì nợ nghiệp

Trên đường đời tấp nập, người với người gặp nhau rồi trở thành bằng hữu tâm giao hay vợ chồng… hết thảy đều do hai chữ “duyên phận”. Tuy vậy, việc đối xử với nhau tốt xấu thế nào lại phải xét đến vấn đề nợ nghiệp.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ