10 thói quen cần có của một nhà quản lý thành công

01/09/2016   3.046  4.25/5 trong 2 lượt 
10 thói quen cần có của một nhà quản lý thành công
Không chỉ đơn giản là yêu cầu nhân viên làm những điều mình muốn hay hướng dẫn nhân viên làm việc sao cho hiệu quả, các nhà quản lý cần rèn giũa những kỹ năng và thói quen chuyên biệt giúp mình trở thành một nhà quản lý thành công.

1. Sử dụng apps để quản lý công việc
 

Có vô số app giúp các nhà quản lý điều hành công việc và quản lý nhân viên hiệu quả, từ các app thông tin có các mẹo và bài học hay cho các nhà quản lý, đến các apps giúp quản lý thời gian và theo dõi công việc… Trong số này bạn có thể thử các apps như Zip Schedules, Droptask, Basecamp, Toggl… Những apps như thế này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và giúp cân bằng công việc – đời sống của bạn.
 

2. Tuyên dương nhân viên với cấp trên
 

Khi nhân viên hoàn thành công việc hoặc một dự án thành công, hãy tuyên dương họ với tất cả mọi người, đừng chỉ báo cáo với sếp như thể dự án này chính nhờ có sự lãnh đạo tài ba của bạn mà mới hoàn thành. Điều này sẽ khiến nhân viên nản lòng và họ sẽ không còn muốn phải bỏ ra nhiều nỗ lực và tâm huyết để làm việc nữa. Nếu nhân viên thất bại hay không thể hoàn thành tốt dự án của họ, đừng giả vờ như bạn chẳng biết hay liên quan gì đến sự thất bại đó mà hãy cùng cả team nhận trách nhiệm cho sự thất bại này.
 

3. Không ra lệnh, chỉ hợp tác
 

Nếu bạn ra lệnh cho nhân viên phải làm này làm kia, cái mà bạn nhận lại chỉ là những gì bạn ra lệnh và bạn muốn, nhân viên sẽ chỉ làm việc cho xong. Thay vì vậy, hãy nói với họ những lý do vì sao họ lại phải làm công việc đó, vì sao công việc đó lại quan trọng và cho họ có quyền ra những quyết định quan trọng trong dự án.
 

4. Quản lý con người chứ không quản lý con số
 

Bản báo cáo không thể cho bạn tất cả câu trả lời mà bạn muốn có, bạn phải thường xuyên làm việc với nhân viên của mình, đừng chỉ bảo họ gửi báo cáo cho bạn kết quả công việc và đừng để họ phải “ăn không ngon ngủ không yên” vì những con số đẹp đẽ mà bạn muốn thấy. Hãy thường xuyên trao đổi, động viên, quan tâm họ thay vì chỉ làm việc với họ qua những bản báo cáo và con số.
 

5. Ngừng theo dõi
 

Thật tình bạn không cần phải kiểm soát hành vi của nhân viên cũng không cần phải theo dõi sát sao họ đang làm gì, có đang làm việc hay lại đang chat chit và Facebook. Điều này không giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn tí nào mà chỉ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và phiền hà vì bị theo dõi. Hãy để nhân viên thoải mái, tự do và họ tự khắc sẽ làm việc hiệu quả thôi.
 

6. Kích thích sự tranh đua một cách thông minh
 

Một chút tranh đua trong team sẽ khiến mọi người không ngừng cố gắng và cải thiện hiệu quả công việc, tuy nhiên nếu không khéo thì sự tranh đua này dễ dẫn đến việc mọi người sẽ bắt đầu so sánh mình với các đồng nghiệp khác, tệ hơn là không sẵn lòng hợp tác nhiệt tình cùng mọi người trong các dự án không phải của mình, từ đó không khí làm việc sẽ căng thẳng và mọi người sẽ không còn vui vẻ khi đến công sở. Thay vì kích thích sự ganh đua trong team, bạn nên kêu gọi mọi người cùng hợp tác để đạt kết quả tốt hơn các team khác.
 

7. Không tỏ ra mình biết tất cả mọi thứ
 

Nhiều nhà quản lý luôn cố tỏ ra mình giỏi và biết rõ mọi điều trước mặt nhân viên. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, nhân viên có thể có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm hơn bạn trong một vài khía cạnh của công việc. Vì thế, hãy tập lắng nghe và học hỏi từ nhân viên của mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết họ thông minh đến thế nào đấy.
 

8. Truyền đạt rõ ràng những gì bạn cần
 

Nhiều nhà quản lý luôn mong chờ nhân viên của mình hiểu mình và biết được mình muốn gì, cần gì. Thực tế nào, nhân viên của bạn không có “siêu năng lực” đó đâu, bạn cần nói với nhân viên của mình rõ ràng những gì bạn muốn và mong đợi, nếu có điều gì họ cần biết để cải thiện công việc, bạn nên trò chuyện thẳng thắn cùng họ.
 

9. Đào tạo nhân viên mỗi ngày
 

Các nhân viên luôn muốn học hỏi kinh nghiệm và tìm ra cách làm việc nhanh hơn và đó chính là những gì họ mong chờ quản lý của mình có thể hướng dẫn và chỉ bảo cho họ. Hãy đảm bảo rằng bạn hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý với họ mỗi ngày, dành thời gian và năng lượng của bạn vào việc phát triển nhân viên. Bạn càng đào tạo, chất lượng công việc của nhân viên sẽ ngày càng tăng.
 

10. Luôn có trách nhiệm về những quyết định của mình
 

Nhà quản lý là những người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm cho từng quyết định của mình. Đừng tỏ ra úp mở với nhân viên về những gì bạn đang làm, hãy cho họ biết bạn đang làm gì, hành động gì trong từng dự án để đạt được mục tiêu chung cho cả team.

Quảng cáo

Theo HR Insider

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

16 phẩm chất giúp bạn thành công và thăng tiến nhanh chóng
Mỗi công việc có thể đòi hỏi ở ứng viên những nét tính cách đặc biệt để có thể đảm nhận và làm tốt công việc đó. Vì thế để thực sự gây ấn tượng với họ và tìm được việc làm mong muốn, bạn cần phải thể hiện rằng mình sở hữu hầu hết các phẩm chất này.

Chìa khóa thành công của các CEO trên thế giới
Sự thành công là một trong những khái niệm mơ hồ và khó nắm bắt nhất trong cuộc sống. Chìa khóa để chạm tới giấc mơ thành công của mỗi người chính là sự đam mê, nhiệt huyết, tự tin và một chiến lược đúng đắn.

Thế nào là người có năng lực?
Người có năng lực có đặc trưng cá nhân là sạch, thơm, luôn quan sát nên chỗ ăn chỗ ở chỗ ngủ của họ rất sạch, rất đẹp. Ai siêng năng mới sạch sẽ thơm tho được. Lúc nghèo thì họ tự tay làm, lúc giàu thì sai khiến gia nhân gia nô, nhưng phải có ÓC QUAN SÁT và ÓC TỔ CHỨC ...

Có thể bạn cần

 Alphabet - "new page" của Google

Alphabet - "new page" của Google

Động thái bất ngờ tái cơ cấu của Google được nhiều người cho rằng nhằm thực hiện những tham vọng táo bạo của hãng, nhưng ít ai biết đó cũng là một cách để "đại gia tìm kiếm" giữ chân các nhân tài.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ