Nhưng liệu chuyện gì sẽ xảy ra nếu điều ngược lại mới là đúng? Tức là bạn đừng làm gì cả, hãy ngồi im và
thành công sẽ đến?
Emma Seppala - nhà tâm lý học đến từ Đại học Stanford, đã chỉ rõ trong cuốn sách mang tên “Theo đuổi hạnh phúc: Làm thế nào để
hạnh phúc có thể thúc đẩy thành công của bạn” một kết luận hoàn toàn mới mẻ: Chúng ta có thể thành công hơn nếu dành nhiều
thời gian để ngồi im.
Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng kết luận này đã được rút ra từ một nghiên cứu thực tiễn.
Trong một cuộc nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bảng câu hỏi cho 428 sinh viên để phân loại họ thành 2 nhóm: nhóm người làm việc buổi sáng và nhóm người làm việc vào buổi tối, sau đó đưa ra cho họ những vấn đề suy luận logic hoặc vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Kết quả hết sức ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người làm việc buổi sáng lại thể hiện tốt hơn vào buổi chiều tối, và ngược lại những người làm việc buổi tối lại “ghi điểm” cao hơn vào buổi sáng – trong khi chúng ta thường nghĩ đây là thời điểm mà cả 2 nhóm ít nhanh nhẹn và hoạt bát bằng.
Phát hiện này cho thấy chúng ta thực sự sáng tạo hơn khi chúng ta được thư giãn và không quá chú tâm vào một việc nào đó. Tuy nhiên, đây chưa phải là điều thú vụ nhất của phát hiện này.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát do IBM tiến hành năm 2010 đối với 1.500 CEO làm việc trong các ngành kinh doanh ở các quốc gia khác nhau cho thấy rằng óc sáng tạo là nhân tố cốt lõi cho sự thành công. Và một số nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử đều đạt được thành công đột phá khi họ… thất nghiệp.
Nhà phát minh Nikola Nesla đã nghĩ ra ý tưởng về dòng điện xoay chiều khi ông đang đi bộ với bạn mình, hay Albert Einstein đã nghe nhạc Mozart để lấy cảm hứng cho các học thuyết vĩ đại của ông.
Tất nhiên, thời gian “chết” rất quan trọng, và rất nhiều người trong chúng ta thường tự lừa dối bản thân rằng “tôi không đủ thời gian để làm việc này”.
Vậy làm thế nào để ngồi im mà vẫn mang lại thành công? Theo nhà tâm lý học Emma Seppala, chúng ta có 3 cách sau:
Thứ nhất, đa dạng các hoạt động của bản thân. Bạn hãy xen kẽ các nhiệm vụ tối quan trọng của bạn (như viết một bài báo cáo hay chuẩn bị cho một bài phát biểu) với những nhiệm vụ không cần lưu tâm (như nhập dữ liệu hay điền vào tờ giấy chẳng hạn). Nếu công việc của bạn liên quan nhiều đến trí tuệ, hãy thử thư giãn cơ thể.
Thứ hai, ngồi một mình. Hãy rời khỏi những món đồ công nghệ như laptop, điện thoại… và thử trầm tư, suy ngẫm hay đơn giản chỉ cần đi bộ.
Thứ ba,
chơi. Giống như những đứa trẻ, chúng ta chơi mọi lúc, mọi nơi, nhưng rất nhiều người trong chúng ta đã quên cách chơi như thế nào. Do vậy, bạn hãy thử cố gắng hết sức trong một trò chơi, đi xem một vở hài kịch, hay dành thời gian để ôm ấp thú cưng. Bạn không cần quan tâm đến vấn đề đó là gì, miễn là bạn cảm thấy vui vẻ.
Một số bài viết hay có thể bạn muốn xem: