Mọi công việc đều có những ưu và nhược điểm riêng. Khi bạn không còn tìm thấy niềm vui trong công việc hiện tại thì rất có thể, kể cả khi bạn tìm được một công việc mới thì tình trạng đó sẽ lại lặp lại. Tìm được niềm vui trong công việc là điều quan trọng để làm việc hiệu quả và gắn bó với nó.
1. Thiết lập mục đích công việc
Trước khi bạn bắt tay vào một
dự án, một cuộc họp hay
trò chuyện, hãy tự hỏi: “Mục đích của tôi là gì? Tôi muốn đạt được điều gì?”. Một khi đã xác định rõ ràng mục đích và những gì bạn có thể đạt được, bạn sẽ có
lòng tin vào bản thân và hoàn thành
tốt công việc mỗi ngày mà không để ý đến những
áp lực xung quanh.
2. Đặt thứ tự ưu tiên công việc
Nếu bạn thấy mình đã dành quá nhiều
thời gian cho công việc, không có chút thời gian nào cho
sở thích cá nhân, cần dừng ngay việc này. Hãy đặt thứ tự ưu tiên cho công việc, nếu cần thiết, bạn có thể điều chỉnh lại thời hạn hoàn
thành công việc
phù hợp hơn và cho phép bản thân rời khỏi
văn phòng đúng giờ. Ai cũng có những khoảng thời gian cực kỳ
bận rộn buộc phải làm việc ngoài giờ. Tuy nhiên
đừng để tình trạng này xảy ra thường xuyên.
Hãy chú ý đến những thứ bạn đang nắm trong tay, chẳng hạn như bạn đang giữ chặt một cây bút hoặc tách
cà phê. Đó là biểu hiện cho sự căng thẳng đang hiện hữu mà bạn không để ý. Từ từ điều hòa và kiểm soát sự căng thẳng để giải tỏa
áp lực công việc.
Hãy trở thành
người tốt bụng và
tử tế hơn mỗi ngày. Đơn giản như việc giữ cửa thang máy để chờ một người khác đang
vội vã đi đến,
cảm ơn một ai đó
chân thành hay
lắng nghe ai đó
phàn nàn về công việc… Một điều nho nhỏ mỗi ngày có thể đem đến niềm vui lớn hơn bạn
tưởng. Từ đó bạn cũng sẽ tự cảm thấy
hạnh phúc hơn với công việc mình đang làm mỗi ngày.
Công việc của bạn có thể rất kinh khủng, nhưng
không thể đánh đồng tất cả. Một buổi trò chuyện
vui vẻ với cô lao công đầu giờ sáng, hay với
nhân viên dưới cấp cũng có thể giúp bạn phần nào giải tỏa áp lực và cảm thấy
yêu công việc mình đang làm hơn.
Nếu bạn cảm thấy chưa đủ
hào hứng về mặt
tinh thần, hãy tham gia các khóa học liên quan đến công việc. Các khóa học này sẽ giúp bạn mở rộng
tầm nhìn, mang lại nhiều điều mới mẻ trong công việc, và hơn nữa, đây sẽ là thông tin bổ sung hữu ích trong hồ sơ
tìm việc khi bạn sẵn sàng tìm công việc mới.
Hãy xây dựng nhiều mối quan hệ hơn. Nếu việc
gặp gỡ những người mới chưa phải là một phần trong công việc của bạn, nên tìm cách biến nó thành nhiệm vụ của bạn. Gặp gỡ mọi người và
tiếp thu những quan điểm mới không những giúp công việc
thú vị hơn mà còn giúp bạn trở nên
thu hút hơn.
Nếu nơi bạn làm việc không có nhiều
cơ hội xây dựng các mối quan hệ, hãy
chủ động tạo ra
cơ hội! Chẳng hạn như, tổ chức những buổi dã ngoại với nhóm,
sắp xếp cùng đồng
nghiệp đến gặp gỡ nhân viên ở những chi nhánh khác của
công ty.
10. Tô điểm cuộc sống cá nhân
Ngoài công việc, bạn nên
nỗ lực làm nhiều điều thú vị hơn cho cuộc
sống cá nhân. Nếu tuần làm việc của bạn đơn thuần là thức dậy vào
buổi sáng, đi làm, về nhà,
ăn tối,
ngồi trước tivi, và sau đó là đi
ngủ; cuộc sống của bạn đang có chiều hướng
mất cân bằng.
Bạn nên cố gắng
dung hòa những hoạt động
xã hội vào tuần làm việc.
Ví dụ: đăng ký học lớp khiêu vũ hay đi xem một cuộc triển lãm
nghệ thuật, gặp gỡ
bạn bè. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có những điều để
mong đợi trong suốt tuần làm việc.
Hãy tìm kiếm những
thách thức mới. Một trong những lý
do khiến bạn cảm thấy “
bất an” trong công việc đôi khi đơn giản chỉ là sự
nhàm chán. Hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để công việc của bạn thú vị hơn. Bạn có thể xung phong
làm người cố vấn (mentor) cho một nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với
môi trường và công việc; hay tìm hiểu
quan sát đồng nghiệp ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quát hơn về mô hình
kinh doanh của công ty. Trước khi thực hiện những điều này, hãy trao đổi với
sếp trực tiếp của bạn để nhận được
sự giúp đỡ từ sếp.