12 kỹ năng cơ bản để thành công trong công việc

08/10/2015   5.981  3.21/5 trong 7 lượt 
12 kỹ năng cơ bản để thành công trong công việc
Theo Yukio Okubo - người đứng đầu Viện nghiên cứu Recruit Works (trung tâm nghiên cứu về tổ chức và con người) - để đạt được thành công trong sự nghiệp, bạn phải phát triển các năng lực của bản thân một cách có hệ thống và nhuần nhuyễn đến mức trở thành kỹ năng.

Dựa trên những trải nghiệm và các nghiên cứu riêng về con người, Yukio Okubo đã viết cuốn Phát triển năng lực và thăng tiến trong doanh nghiệp Nhật Bản.
 
Đây là cuốn sách không chỉ hướng đến học sinh, sinh viên mà cả giới trung niên - những người muốn phát triển sự nghiệp thứ hai của mình.
 
Sau đây là nội dung về 12 kỹ năng cơ bản dẫn đến thành công trong công việc, giúp chúng ta vừa làm việc hiệu quả vừa có thể hưởng thụ cuộc sống, được trích nguyên văn từ cuốn Phát triển năng lực và thăng tiến trong doanh nghiệp Nhật Bản của Yukio Okubo:
 
1. Khả năng phản ứng - năng lực phản ứng và truyền đạt điều mình muốn nói cho đối phương. Đây chính là nền tảng của giao tiếp. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ không thể hiểu được người khác nghĩ gì và không có kỹ năng tổng hợp thông tin.
 
2. Khả năng lôi cuốn - năng lực lôi cuốn người khác bằng biểu cảm hòa nhã. Nếu không có kỹ năng này, lượng người ủng hộ và giúp đỡ bạn sẽ giảm đi nhiều.
 
3. Khả năng lạc quan - năng lực khống chế và giải quyết stress trong công việc một cách hợp lý. Không có kỹ năng này, bạn sẽ không thể suy nghĩ tích cực về bất cứ điều gì, đôi khi vì điều đó mà có thể… đổ bệnh.
 
4. Khả năng phát hiện mục tiêu - năng lực phát hiện và nhắm tới việc mình cần làm. Đầu tiên là phát hiện ra vấn đề, sau đó là chú tâm tìm cách giải quyết vấn đề đó. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ chỉ ngồi chờ chỉ định của cấp trên và chỉ có thể nhìn nhận vấn đề một cách hời hợt.
 
5. Khả năng học hỏi không ngừng. Nếu không có thói quen học hỏi những điều cần thiết, bạn sẽ không sử dụng được những kiến thức trước mắt, không thể bắt kịp xu hướng mới cũng như không thể mở mang kiến thức.
 
6. Khả năng nắm bắt ngữ cảnh - năng lực điều chỉnh ý kiến với người khác tùy thuộc vào từng bối cảnh hay ngữ cảnh. Bạn không thể trở thành lãnh đạo dự án nếu không có kỹ năng này.
 
7. Khả năng xây dựng chuyên môn – năng lực lập kế hoạch để nâng cao điểm mạnh của cá nhân. Không có kỹ năng này, bạn dễ rơi vào tình trạng đến 40 tuổi vẫn không thể tự tin làm bất cứ điều gì.
 
8. Khả năng phát triển mạng lưới – năng lực khám phá và duy trì mối quan hệ với các đối tác kinh doanh và nguồn thông tin. Bạn sẽ chỉ có được chức danh mà không làm được gì nếu không có kỹ năng này.
 
9. Khả năng ủy nhiệm – năng lực tin tưởng, ủy nhiệm công việc cho người khác, chứ không ôm khư khư hết công việc về mình để rồi không thể làm được việc lớn.
 
10. Khả năng tư vấn – năng lực nghe câu chuyện của đối phương và cùng họ nghĩ cách giải quyết vấn đề. Người không có kỹ năng này sẽ không để ý đến giá trị quan trọng của người khác, cố ép họ theo cách nghĩ của mình, để rồi dần trở thành một kẻ “triết lý rởm”.
 
11. Khả năng hướng dẫn – năng lực chỉ dạy, hướng dẫn người khác những kiến thức, kỹ năng của bản thân. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ chẳng thể nào truyền đạt tri thức của mình cho cấp dưới.
 
12. Khả năng điều phối – năng lực điều tiết mọi việc, làm trung gian phối hợp và thúc đẩy mọi người. Bạn không thể hoàn thành các công việc lớn nếu không có kỹ năng này.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Nguyên tắc 4S cho doanh nghiệp khởi sự
Có một số nguyên tắc khá phổ biến trong kinh doanh, chẳng hạn 4P trong marketing (viết tắt của Product - sản phẩm, Price - giá, Place - thị trường, Promotion - tiếp thị), 3C trong kinh doanh (Customer - khách hàng, Competitors - đối thủ cạnh tranh, Corporation - doanh ...

Nâng cao EQ - rút ngắn đường đến thành công
Từ đầu thế kỷ XX, nhiều nghiên cứu đo lường chỉ số thông minh của con người đã được thực hiện, và từ những nghiên cứu này đã cho ra những bài kiểm tra để đánh giá chỉ số thông minh (Intelligence Quotient - IQ).

Bằng cấp không phải là tất cả để thành công
Thành công trong học tập chưa chắc đã thành công trong cuộc sống. Không ngừng học hỏi, không bao giờ bỏ cuộc và hãy học cách tự tin vào bản thân thì chẳng cần đến tấm bằng đại học, bạn vẫn có thể thành công như nhiều người khác.

Có thể bạn cần

Người trí thức là người có đủ: Trí, Thức, Tâm

Người trí thức là người có đủ: Trí, Thức, Tâm

Trí thức là gì? Làm sao để biết được một người có phải là trí thức hay không? Dưới đây là quan điểm của nhà nghiên cứu giáo dục Giản Tư Trung…

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ