7 loại lời làm người không nên tùy tiện nói

06/02/2017   4.949  4.09/5 trong 11 lượt 
7 loại lời làm người không nên tùy tiện nói
Cổ nhân nói “nước đổ khó hốt”, nước hắt ra khỏi bát thì không cách nào thu hồi lại được, lời nói ra cũng tựa như vậy. Vậy nên, mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.


Nói chuyện là một nghệ thuật, cho dù giảng lời hay, cũng không khỏi phải đắn đo suy nghĩ. Giảng nói lời không hay, khiến đối phương nghe xong đều sẽ mất hứng, đương nhiên càng không nên nói. Vậy lời những lời không nên nói là những loại lời nào?
 

1. Lời chán nản không nên nói

 
Có người thường xuyên thích than vãn, nói lời chán nản, nhụt chí. Kỳ thực trong cuộc sống, sẽ có người động viên cổ vũ bạn, nhưng cho dù không có ai động viên, bạn cũng phải tự khích lệ chính mình. Chính mình không cổ vũ chí hướng của mình, lại nói lời chán nản nhụt chí, đương nhiên sẽ chìm đắm trong trụy lạc.
 

2. Lời giận dỗi không nên nói

 
Người đang tức giận thì thường không tự chủ mà trút  lời giận dỗi, có khi làm thương tổn người khác, nhưng có khi cũng làm tổn thương chính mình. Người trong lúc bị ức hiếp, mắng chửi, tốt nhất là nên bảo trì bình tĩnh, không nên tùy tiện lên tiếng, bởi vì lời nói trong khi nổi nóng, thường rất khó nghe, vậy nên tuyệt không nên nói.
 

3. Lời oán hận không nên nói

 
Người trong lúc không vừa ý hài lòng, thường nói ra những lời trách móc oán hận, oán hận ông chủ, oán hận bạn bè, thậm chí oán hận cả người nhà. Người hay nói lời oán hận, thường hay mượn đề tài để nói chuyện của mình, đâm bị thóc, chọc bị gạo, muốn đối phó người này, muốn đối phó người kia. Tuy nhiên kết quả chính mình lại phải nhận quả đắng. Hà tất phải bị như vậy?
 

4. Lời làm tổn hại người khác không thể nói

 
Có người nói năng tùy tiện, đối với người khác không đủ tôn trọng và bao dung, thường xuyên dùng lời nói làm tổn thương người khác, có lúc là hại người ích ta, có lúc tổn hại người khác mà không có lợi cho mình. Lời nói hại người là nhất thời, nhưng nhân cách của mình bị người ta coi thường, lại là tổn thương vĩnh viễn.
 

5. Lời nói khoe khoang không nên nói

 
Có người trong lời nói, thích khoe khoang, phô trương chính mình, tuy nhiên như vậy người khác nghe xong chưa chắc sẽ phục. Cho nên tự mình khoe khoang cũng không mang lại lợi ích gì, ngược lại còn gây hại.
 
Người muốn vĩ đại, nhất định phải làm nên sự nghiệp vĩ đại; vĩ đại là phải để người khác nói, không thể tự mình tung hô, bản thân cần phải hết sức khiêm tốn.
 

6. Lời nói dối không thể nói

 
Nhà Phật giảng “ngũ giới”, “vọng ngữ giới” là một trong số đó. Vọng ngữ chính là “thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, đúng nói sai, sai nói đúng”, cũng chính là “nói dối”, là lời nói không thật. Nói dối quen thói, sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng.
 

7. Lời riêng tư không nên nói

 
Mỗi người đều có chuyện riêng tư, điều riêng tư của mình đương nhiên không muốn bị người khác biết, cũng không muốn bị người khác rêu rao.
 
Nếu như bạn tố giác chuyện riêng tư của người khác, dù có thể không khiến đối phương phản bác gì, nhưng bạn đã tự mình bại lộ tính cách của mình.
 
Người ở trong nhà, chẳng những che nắng che mưa, còn vì an toàn, quan trọng hơn nữa là để được bảo vệ riêng tư; người mặc quần áo, một mặt là vì giữ ấm, đồng thời cũng là che đậy thân thể, che giấu bí mật của mình. Cho nên người với người cần tôn trọng lẫn nhau, không thể bại lộ chuyện riêng tư của người khác.

Quảng cáo

Theo Tinhhoa

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

23 phép lịch sự tối thiểu ai cũng phải biết
Dưới đây là những phép lịch sự tối thiểu nên biết để có những mối quan hệ tốt đẹp và văn minh.

6 cách thông minh giúp bạn kiểm soát cảm xúc chốn công sở
Có một điểm chung ở những người thành công đó là họ có khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân rất tốt. Họ hiểu rằng “cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của thành công” và do đó họ học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân một cách có chủ đích.

Người có trí tuệ nói chuyện như thế nào?
Nói chuyện là một loại nghệ thuật cần tu dưỡng, không phải cứ nói nhiều là học rộng hiểu sâu. Trong các mối quan hệ, người trí tuệ sẽ biết được điều gì cần nói và điểm dừng khi nói để tránh gây cho người nghe một cảm giác nhàm chán.

Có thể bạn cần

 Bài học làm Người

Bài học làm Người

Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ