Những cử chỉ có thể rất nhỏ nhưng đôi khi tác động lại rất lớn. Do đó, đừng bao giờ xuề xòa với tư thế, động tác của mình trong giao tiếp.
1. Ngồi thẳng
Nằm dài trên ghế, chống tay lên bàn, lấy tay che mặt đều là những
tư thế thiếu
tôn trọng người khác. Nó có
nghĩa là
bạn chẳng có hứng thú nghe những gì người khác nói. Trái lại, nếu bạn ngồi thẳng lưng, bạn sẽ trông
tự tin hơn. Đây là một tư thế mang tính chất
quyết định. Nên
nhớ, tư thế của bạn càng thả lỏng thì bạn càng dễ
thành công.
Đừng bao giờ khòm người, nó khiến bạn trông nhỏ bé đi nhiều.
2. Động tác đúng nơi, đúng chỗ
Nếu bạn cường điệu cử chỉ của mình, người ta sẽ nghĩ bạn đang
nói dối hoặc cố che đậy điều gì đó. Nói tóm lại trông bạn không thật. Ngược lại, dáng điệu
cởi mở (chẳng hạn mở rộng tay) sẽ
cho thấy bạn chẳng có gì để che dấu.
3. Không khoanh tay
Khi khoanh tay, bạn gửi đi một
tín hiệu rõ ràng: "Tôi không
thoải mái, tôi không đồng ý với những gì bạn nói". Thậm chí dù bạn có
cười mà tay vẫn khoanh lại thì đó cũng không phải là một
thói quen hay.
4. Hãy ngừng vuốt tóc
Nếu bạn thường xuyên vuốt tóc, làm đủ trò với nó thì hãy bỏ ngay thói quen ấy đi. Nó chỉ cho thấy bạn
bất an và thiếu chú ý. Hãy
tập trung vào cuộc
nói chuyện.
Lúc nào cũng toe toét cười thì không hay
ho gì, nhưng cười đúng lúc đúng chỗ cho thấy bạn biết
kiểm soát tình hình, và bạn luôn giữ
được bình tĩnh dù hoàn cảnh có
căng thẳng đến đâu.
Đây
có thể là điều quan trọng nhất. Một
ánh mắt quá cường liệt có thể khiến người
đối diện cảm thấy bị hạ thấp, giống như bạn muốn "
ăn tươi nuốt
sống" họ vậy. Tuy nhiên, nếu bạn lãng tránh ánh mắt của họ thì nó lại cho thấy bạn không thật.
Giải pháp là bạn nhìn vào mắt họ một cách thật tự nhiên, sau đó chuyển ánh nhìn
sang chỗ khác rồi quay lại nhìn họ.
7. Bắt tay một cách chắc chắn
Đừng bắt tay kiểu lơi lơi, nhưng cũng đừng siết chặt. Chỉ cần bắt tay một cách chắc chắn rồi thả ra để cho thấy bạn tự tin và thoải mái.