Khôn ngoan thì nên nói ít lại

30/09/2015   8.491  3.16/5 trong 30 lượt 
Khôn ngoan thì nên nói ít lại
Các cụ nhà mình hay nói “cái miệng hại cái thân” thật chẳng sai. Nếu bạn thuộc tuýp người hay nói, bạn dễ có khả năng tự đem thí cơ hội nghề nghiệp, và huỷ hoại các mối quan hệ của mình qua những gì bạn nói. Mà ngay cả tính bạn ít nói đi nữa, điều đó vẫn có thể xảy ra.

Vì những lý do sau đây, hãy bớt bớt miệng lại, nói ít thôi, bằng một nửa bình thường là được.

1- Càng nói nhiều, bạn càng dễ nói hớ
Đôi khi bạn không thể nghĩ những điều bạn vô tình nói ra lại thật ngu ngốc, cho đến khi bạn lĩnh đủ hậu quả từ nó. Hãy nói ít thôi, để đỡ đặt mình vào những tình huống éo le như thế.
 
2- Khi nói chuyện, đặc biệt là tán gẫu, bạn cung cấp cho mọi người quá nhiều thông tin. Bạn sẽ không thể ngờ rằng những gì bạn nói ra có thể tai hại và quay trở lại “cắn” bạn như thế nào. Cách tốt nhất là đừng tham gia vào các cuộc trò chuyện có hơi hướm cá nhân ở công sở hay với những người bạn không thực sự thân thiết và hiểu rõ. Một khi đã “tám”, chuyện rò rỉ thông tin cá nhân là điều không thể tránh khỏi.
 
3- Trong những cuộc trò chuyện hàng ngày, ai trong chúng ta cũng phải nghe những chuyện rất tào lao và tự mò mẫm để tìm ra thông tin thực sự quan trọng, như việc đãi cát tìm vàng vậy. Nếu bạn nói nhiều, hầu hết những chuyện bạn nói đều là “cát”, cho đến khi bạn nói điều quan trọng, mọi người thường khó nhận ra giá trị của điều đó. Cứ như vậy, tiếng nói của bạn dù nhiều nhưng lại chẳng có sức nặng. Bạn thích là người nói nhiều và nói nhảm không?
 
4- Nếu bạn cứ lải nhải nói suốt cả ngày, bạn sẽ khiến người khác chán ngán bạn đến tận cổ. Ai muốn nghe chuyện bạn học giỏi thế nào hồi nhỏ cơ chứ? Hãy dành những câu chuyện cá nhân quá như vậy để nói với bố mẹ hay bạn học từ nhỏ của bạn thôi chứ đừng đem chúng ra kể với đồng nghiệp hoặc bất cứ ai bạn gặp. Bạn làm mất thời gian và sự tập trung của người khác như vậy là đủ rồi.
 
5- Bạn càng nói dai nói dài thì càng khiến điều bạn muốn nói rối rắm hơn. Nếu bạn muốn nói gì cho người khác hiểu, hãy nói ngắn gọn và thẳng thắn vào vấn đề. Bạn càng nói vòng vo, giải thích dông dài thì càng khiến người nghe “lùng bùng” và chẳng hiểu bạn muốn nói gì. Dần dà, mọi người sẽ cảm thấy thật mất thì giờ để nghe bạn nói mà chẳng được giá trị gì, và bạn cũng khó mà thành công nếu được xếp vào loại người đó.
 
6- Bạn sẽ không được tin tưởng khi nói quá nhiều. Ngay từ lần đầu tiên mọi người nghe bạn tiết lộ bí mật của ai đó hoặc nghiêm trọng hơn là bí mật của công ty, bạn sẽ chẳng bao giờ được tin tưởng để nói cho biết điều gì nữa.
 
7- Dù gì thì bạn cũng có vẻ không đáng tin cho lắm. Những người nói nhiều thường bị xem là thiếu tin cậy và kém trung thực hơn những kẻ ít nói và lầm lỳ dù thực tế những người im ỉm mới thường là kẻ giấu bài trong tay áo. Nếu bạn thích “tám” và chuyện trò huyên thuyên mọi lúc mọi nơi, bạn có thể đang tự huỷ hoại cơ hội thăng tiến cũng như sự chuyên nghiệp và tính riêng tư của mình.
 
8- Bạn có vẻ thiếu trưởng thành. Nói nhiều là dấu hiệu thiếu chín chắn đối với hầu hết mọi người. Với tác phong điềm tĩnh, bạn sẽ dễ được nhắm vào nhiều vị trí quan trọng hơn là chỉ để làm hoạt náo viên mua vui cho mọi người.
 
9- Bạn trông có vẻ xun xoe và trơ trẽn. Những người nói nhiều thường hay bị gắn mác vô duyên và trơ trẽn, một số bị quy đồng với mẫu người nịnh bợ xun xoe. Nếu bạn là một diễn giả, nói nhiều quá mức cần thiết khiến mọi người chán nản vì bạn quá lê thê, đưa ý kiến cá nhân và những thứ vớ vẩn khác vào bài nói chuyện quá nhiều. Bạn có muốn tạo hình ảnh như thế về mình trong mắt mọi người không?
 
10- Bạn nói nhanh như súng tiểu liên. Những người nói nhiều thì cũng thường nói rất nhanh để cố gói hết tất cả thông tin chữ nghĩa mà họ nghĩ trong đầu vào câu chuyện đang nói. Điều này không chỉ khiến bạn có vẻ loi choi mà còn khiến người khác rất khó nắm bắt câu chuyện và hiểu những gì bạn đang nói.
 
11- Bạn bị xem là kẻ thô lỗ. Nếu bạn độc chiếm cuộc trò chuyện để nói một mình, bạn thật thô lỗ. Cách tốt nhất để tham gia vào một cuộc đối thoại là nói ít, tạo điều kiện cho đối phương nói và giữ ý kiến cá nhân cho mình đến khi thật cần thiết mới nói. Không phải lúc nào bạn cũng cần nói cho hết ý kiến cá nhân của bạn, với những cuộc nói chuyện không quan trọng và vô thưởng vô phạt, cứ lắng nghe và ậm ừ là đủ, mọi người sẽ nghĩ là bạn đồng tình với họ và thấy thật hài lòng về bạn.
 
12- Nói nhiều không phải là cách xây dựng mạng lưới quan hệ tốt, mà có thể còn ngược lại. Nếu bạn cứ bám riết lấy ai đó để nói không ngừng nghỉ, bạn sẽ khiến người ta sợ phát khiếp và tìm cách cắt cái đuôi kiêm cái đài radio phiền phức. Và xem nào, bạn muốn quan hệ với ai đây, những người có địa vị và có giá trị với sự nghiệp của bạn thường không nói nhiều đâu, và họ cũng hiển nhiên không thích những kẻ lắm mồm.
 
Vậy nên, tóm lại là, hãy giữ mồm giữ miệng đi nhé! Vì lợi ích của chính bạn thôi mà.

Quảng cáo

Sưu tầm

Người đăng

Bảo Mi

Bảo Mi

Chia sẻ là cách tốt nhất để học và làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Là thành viên từ ngày: 26/07/2015, đã có 1.689 bài viết

Tài trợ

BÌNH LUẬN

Bạn cần đăng nhập để bình luận.
No Avatar

Chưa có bình luận nào cho bài này, tại sao bạn không là người đầu tiên nhỉ?

Bài viết khác

Ứng xử của người khôn ngoan với dư luận
Dư luận con người cũng giống như thời tiết thay đổi bất thường. Sáng trời có mây đến trưa thì quang đãng. Lúc này rực nắng chói chang, lúc kia lại mưa rồi. Vậy thì, cớ gì trong cuộc sống chúng ta cứ phải chạy theo những ý kiến của dư luận…

Nghệ thuật nói chuyện để gia đình hạnh phúc
Chúng ta thường nói: “Nói chuyện là một nghệ thuật, con người cần nói những lời tốt đẹp với nhau”. Nhưng gia đình thường là nơi dễ bị chúng ta bỏ quên nhất, càng xa lạ càng lễ độ khách sáo; càng thân thiết lại càng không kiêng dè.

Đừng làm những điều này trước mặt người khác kẻo bị đánh giá
Một số hành động tưởng chừng rất nhỏ nhặt lại là điều cần tránh trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể đôi khi thể hiện sự tự tin đôi khi lại phản tác dụng khiến người khác nhìn bạn với con mắt không mấy thiện cảm.

Có thể bạn cần

Khác biệt của người chân thành và người giả tạo

Khác biệt của người chân thành và người giả tạo

Chỉ cần một chút tinh tế, bạn sẽ dễ dàng phân biệt đâu là những người thành thật hay giả tạo khi nói chuyện, giao tiếp với mình.

Liên kết logo

Bàn phím trong mơ